Quân đội Myanmar thả 23.000 tù nhân Myanmar từ chối cho Mỹ tiếp cận bà Aung San Suu Kyi
Người biểu tình đổ xuống các đường phố trên khắp Myanmar. Ảnh: Reuters
Các cuộc biểu tình có sự tham gia đông đảo của sinh viên. Ảnh: Reuter
Reuters mô tả, các sinh viên kỹ thuật đã tham gia tuần hành biểu tình dọc các tuyến phố của Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Họ mặc áo trắng và mang theo các biểu ngữ yêu cầu trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người bị bắt giữ kể từ ngày 1/2 trong một cuộc đảo chính của quân đội.
Tại thành phố ven biển Dawei, một ban nhạc chơi trống trong khi đám đông tuần hành giữa thời tiết nắng nóng. Tại Waimaw, bang Kachin, những người biểu tình mang theo cờ và hát vang các ca khúc cách mạng.
Các cuộc biểu tình đường phố được đánh giá là có quy mô lớn nhất trong hơn một thập kỷ tại Myanmar, với những đoàn xe máy, ô tô, thậm chí là xe buýt tham gia, bóp còi phản đối. Đám đông mang theo cờ và ảnh bà Suu Kyi xuất hiện tại nhiều địa phương.
Những bức hình của bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trong các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters
Trước đó, chính quyền quân đội Myanmar sau khi đảo chính, lên nắm quyền đã tuyên bố tạm giam bà Suu Kyi với cáo buộc nhập lậu thiết bị liên lạc. Nhóm giám sát Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết, hơn 384 người đã bị giam giữ kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra.
Lệnh tạm giữ cựu lãnh đạo Myanmar sẽ hết hạn vào ngày mai, song giới truyền thông vẫn chưa liên lạc được với Khin Maung Zaw, luật sư của bà Suu Kyi, để hỏi về những khả năng sắp xảy ra.
Trong động thái mới nhất, chính quyền quân đội đã khôi phục một đạo luật vốn bị bãi bỏ dưới thời chính quyền dân sự, theo đó yêu cầu người dân báo cáo những người khách lưu trú qua đêm.
Đạo luật đồng thời cho phép lực lượng an ninh bắt giữ các nghi phạm và khám xét tài sản mà không cần sự chấp thuận của tòa án, cũng như cho phép bắt giữ những người nổi tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối việc quân đội tiếp quản chính phủ.