Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm 'chất' rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra?

Nguyệt Phạm |

Lauren Singer, một cô gái trẻ người Mỹ đã làm được một việc tưởng chừng như bất khả thi là chứa các loại vỏ, rác thải bỏ đi của mình suốt 5 năm vào trong một chiếc lọ. Cô đã làm việc này như thế nào?

Hành động để thay đổi

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 1.

Cận cảnh chiếc lọ thủy tinh chứa 5 năm rác thải của Lauren Singer. (Ảnh: NYMag)

Theo báo cáo của tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) vào năm 2021, một người Mỹ mỗi ngày trung bình thải ra 2kg rác các loại. Thế nhưng, Lauren Singer, một cô gái trẻ sống tại thành phố New York lại tạo ra 5 năm rác thải chỉ để vừa trong một chiếc lọ thủy tinh, với tổng khối lượng 453 gram. Sở dĩ Lauren làm được như vậy là bởi cô đã chọn cho mình một lối sống khá đặc biệt – Zero Waste Lifestyle.

Chúng ta có thể hiểu Zero Waste Lifestyle là một lối sống không hoặc bỏ đi ít rác nhất có thể. Những người theo lối sống này sẽ sử dụng các vật dụng có thể tái chế, có tính bền vững cao và với rác hữu cơ thì họ sẽ xử lý bằng phương pháp ủ phân vi sinh.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 2.

Toàn bộ số rác thải được tích lũy sau 5 năm áp dụng lối sống Zero Waste của Lauren. (Ảnh: NYMag)

Đối với Lauren Singer, con người nên góp sức bảo vệ cho Trái Đất chứ không phải là đầu độc nó bằng các loại rác mà chúng ta vẫn thải ra vô tội vạ hàng ngày. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ Lauren đã luôn yêu thích những hoạt động bảo vệ môi trường. Thậm chí, ngành cô theo học cũng là nghiên cứu môi trường tại đại học New York.

Lauren cho biết, vào một ngày, khi đang cùng bạn bè ăn trưa, cô nhận thấy mình và bạn vẫn luôn mang bữa trưa đựng trong hộp xốp, sử dụng thìa, dĩa và chai đựng nước dùng một lần. Hàng ngày, cô vẫn ăn đồ ăn nhanh, mua quần áo thời trang “mì ăn liền”.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 3.

Lauren chọn mua quần áo đã qua sử dụng thay vì thời trang "mì ăn liền". (Ảnh: NYMag)

Sau đó, Lauren đọc được một bài đăng trên báo Guardian (Anh), trong đó, kết quả nghiên cứu mới của Hãng tư vấn rủi ro toàn cầu Verisk Maplecroft cho thấy: Nước Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng thải ra tới 12% chất thải rắn đô thị, một tỉ lệ trái ngược với Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước ở châu Á chiếm tới hơn 36% dân số thế giới và thải ra 27% tổng lượng rác toàn cầu. Mỹ chỉ tái chế được 35% rác thải đô thị thì Đức có tỉ lệ tái chế cao gần gấp đôi: 68%.

Những thông tin này đã thôi thúc Lauren phải thay đổi, cô quyết định phải tìm cách bảo vệ môi trường. Tình cờ cô biết đến nhà hoạt động môi trường Bea Johnson, người sáng lập ra lối sống Zero Waste. Bea đã truyền cảm hứng cho Lauren và cô quyết định sẽ áp dụng lối sống này vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 4.

Bea Johnson, nhà hoạt động môi trường và là người sáng lập ra lối sống Zero Waste. (Ảnh: NYMag)

Kể từ đó, Lauren bắt đầu mang túi, hộp đựng đến siêu thị, cửa hàng để mua sắm. Rau củ, trái cây sẽ được mua từ chợ nông sản địa phương. Lauren bắt đầu nấu nướng tại nhà, khi cần ra ngoài, cô sẽ mang hộp đựng thức ăn và bình nước theo.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 5.
Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 6.

Lauren tự nấu nướng và mang theo hộp đựng, bình uống nước khi cần ra ngoài. (Ảnh: NYMag)

Không dừng lại ở đó, Lauren tự làm kem đánh răng bằng dầu dừa và baking soda, lăn khử mùi, sữa dưỡng thể từ sáp và tinh dầu. Việc tự làm các sản phẩm hóa mỹ phẩm này giúp Lauren vừa tiết kiệm được chi phí, vừa biết loại chất gì đang được đưa vào cơ thể của mình. Ngoài ra, Lauren còn thay thế các sản phẩm làm từ nhựa bằng các sản phẩm có thể phân hủy làm từ giấy, tre, gỗ… hoặc đồ dùng có độ bền cao như kim loại.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 7.

Lauren chọn mua rau củ, trái cây mua từ chợ nông sản địa phương và đựng chúng trong túi, hộp mang đi để giảm thiểu túi nilon. (Ảnh: NYMag)

Lauren cho biết thêm, thay vì mua quần áo mới, cô lựa chọn mua quần áo may bằng vải tái chế hoặc đã qua sử dụng. Việc sử dụng quần áo đã qua sử dụng là một trong những phương pháp giúp giảm thiểu rác thải.

Bên cạnh những biện pháp trên, Lauren Singer còn áp dụng tối giản hóa cuộc sống của mình. Cô chỉ giữ lại những vật dụng thực sự cần thiết thay vì giữ lại quá nhiều đồ đạc. Đối với Lauren, việc có ít đồ đạc sẽ giúp cô trân trọng chúng hơn và thời gian dọn dẹp được rút ngắn.

Sau 5 năm áp dụng lối sống Zero Waste, “quả ngọt” mà Lauren thu được là số rác thải cô tạo ra chỉ đựng vừa trong một chiếc lọ thủy tinh vỏn vẹn 453 gram. Đó là những chiếc ống hút, mác quần áo, một chiếc băng dán cá nhân, dây buộc nilon, thẻ ngân hàng đã hết hạn và một vài túi chống ẩm…

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 9.

Lauren tự thành lập một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm bền vững để phục vụ cho lối sống không rác thải. (Ảnh: NYMag)

Không chỉ có vậy, nhờ lối sống Zero Waste, Lauren đã có một sức khỏe tốt hơn và tinh thần vui vẻ hơn so với trước đây. Đặc biệt, Zero Waste Lifestyle đã mang lại cho Lauren một khoản tiền tiết kiệm kha khá nhờ không phải chi tiêu nhiều cho việc mua sắm quần áo, vật dụng, thực phẩm.

Từ số tiền này, Lauren đã tự mình thành lập một doanh nghiệp chuyên cung cấp những sản phẩm bền vững phục vụ cho lối sống không rác thải. Những sản phẩm này đều nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của nhiều người.

Những chiến binh tái chế

Giống như Lauren, Ander Zabala, Giám đốc tái chế của khu Hackney, London, vương quốc Anh cũng là một người theo lối sống Zero Waste. Thông qua công việc của mình, Ander nhận thấy lượng rác thải và đồ tái chế mà người dân ở khu Hackney vứt đi mỗi ngày đều rất lớn. Ander không muốn mình tiếp tục góp phần vào sự lãng phí này nên anh đã quyết định hành động.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 10.

Gia đình của Ander Zabala chỉ vứt đi số rác thải ít hơn 99% so với mức trung bình của các hộ khác cùng thành phố. (Ảnh: The Guardian)

Kể từ năm 2018 tới nay, Ander đã đặt mục tiêu không tạo ra rác thải. Thay vì sử dụng thùng rác, anh bỏ toàn bộ rác không thể tái chế của gia đình thải ra trong 1 tháng vào một chiếc lọ. Tới cuối mỗi năm, gia đình Ander sẽ mở chúng ra để tổng kết xem họ đã thải ra bao nhiêu cân rác thải. Riêng trong năm 2019, gia đình anh chỉ tạo ra 5,72 kg rác thải không thể tái chế.

Ander cho biết, nếu so với con số 10 kg rác không thể tái chế mà mỗi gia đình ở London thải ra mỗi tuần thì gia đình của anh chỉ tạo ra 0,11 kg. Như vậy, số rác thải họ vứt đi đang ít hơn 99% so với mức trung bình của các hộ gia đình khác sống cùng thành phố.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 11.

Cate Cody đã trải qua 6 năm không sử dụng tới thùng rác. (Ảnh: The Guardian)

Không chỉ có Lauren và Ander, hiện nay, rất nhiều người đã lựa chọn lối sống không rác thải. Cate Cody, một ca sĩ nhạc jazz và Claudi Williams, một quản lý xưởng đều sống ở Anh quốc cũng là những người như vậy. Cate cho biết, gia đình của cô kể từ năm 2017 đã 6 năm không sử dụng tới thùng rác. Cả gia đình chỉ sử dụng duy nhất một thùng kim loại nhỏ để chứa những loại rác không thể tái chế. Hầu hết, rác bên trong là những túi nilon dùng để đựng quà do người khác tặng cho họ.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 12.

Claudi và gia đình quyết định chọn lối sống không rác thải để áp dụng. (Ảnh: The Guardian)

Còn Claudi và người thân của mình đã quyết định thực hiện thử thách không mua bất cứ thứ gì mới trong một năm. Sau đó, họ nhận ra rằng bản thân mỗi người đều có thể thích nghi tốt với lối sống này nên đã quyết định áp dụng vào cuộc sống.

Người Mỹ mỗi ngày thải ra 2kg rác, riêng cô gái này 5 năm chất rác vừa vặn 1 chiếc lọ! Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 13.

Các nguyên liệu tự nhiên để tự chế kem đánh răng. (Ảnh: The Guardian)

Hai gia đình tuy sống ở khác thành phố nhưng họ có mục đích giống nhau là hạn chế lượng rác thải của mình tới mức tối thiểu. Họ hài lòng với việc tự trồng rau, tự làm kem đánh răng, chất tẩy rửa… bằng nguyên liệu từ thiên nhiên và tự tái chế rác thải của gia đình mình. Cứ như vậy, họ và rất nhiều chiến binh tái chế rác thải khác đã và đang góp phần nhỏ công sức của mình để môi trường mãi luôn xanh, sạch, đẹp.

*Bài viết được tổng hợp từ Elle, The Guardian, NYMag.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại