Những con đường dài hơn 240 km được thiết kế và xây dựng bởi người Maya cổ đại đã được phát hiện tại Guatemala, gần biên giới với Mexico.
El Mirador là một thành phố Maya cổ đại nằm ở Guatemala, giữa trung tâm khu rừng Pretén. Giờ đây, người ta đã phát hiện hệ thống đường cao tốc đầu tiên trên thế giới được xây dựng bởi nền văn minh cổ đại này.
Đây là kết luận trong dự án khảo cổ "Cuenca Mirador". Theo dự án, các chuyên gia đã khảo sát phạm vi hơn 700 kilomet vuông.
Thêm vào đó, Richard Hansen, người đứng đầu dự án này cho biết đây là một nghiên cứu đặc biệt duy nhất được thực hiện tại Mesoamerica. Richard Hansen là một nhà khảo cổ học ưu tú và hiện là Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Utah.
Tổng cộng, El Mirador, còn được biết đến với cái tên "Vương Quốc Kan", có diện tích hơn 2.158 kilomet vuông. bên trong Khu bảo tồn Maya và cũng là một lá phổi tự nhiên quan trọng của đại lục châu Mỹ.
Một phần của nghiên cứu đã chỉ ra rằng Guatemala là cái nôi của nền văn hoá Maya: nơi đây có kim tự tháp Maya lớn nhất, thêm vào đó là hệ thống cao tốc nói trên.
Richard Hansen, người đứng đầu dự án này cho biết đây là một nghiên cứu đặc biệt duy nhất được thực hiện tại Mesoamerica. Richard Hansen là một nhà khảo cổ học ưu tú và hiện là Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Utah.
Trong khu vực kháo sát, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều thành phố, kim tự tháp và các công trình khác bao gồm hệ thống 17 con đường dài hơn 240 kilomet và rộng 40 mét được sử dụng để vận chuyển hàng hoá.
Dự án được thực hiện với hệ thống radar độ chính xác cao LIDAR, có khả năng quét toàn bộ địa hình bằng laser có khả năng nhìn xuyên qua thảm thực vật với tỉ lệ 560.000 điểm ảnh mỗi giây, cho phép nhận diện các cấu trúc khảo cổ qua ảnh 2D và 3D.
Theo Hansen, đây có thể là quốc gia đầu tiên ở toàn châu Mỹ, và vào thời điểm hùng thịnh đây có thể là nên văn minh lớn nhất thế giới cả về diện tích lẫn dân số. Ước tính có khoảng 1 triệu người sống tại đây trước khi nền văn minh này sụp đổ và khoảng 150 năm trước Công nguyên.
Dự án được thực hiện với hệ thống radar độ chính xác cao LIDAR, có khả năng quét toàn bộ địa hình bằng laser có khả năng nhìn xuyên qua thảm thực vật với tỉ lệ 560.000 điểm ảnh mỗi giây, cho phép nhận diện các cấu trúc khảo cổ qua ảnh 2D và 3D.
Tikal hiện là khu vực khai quật lớn nhất tại châu Mỹ và nơi đây ẩn chứa nhiều di vật khảo cổ của nền văn minh Maya cổ đại.
Đây cũng là khu bảo tồn tự nhiên và văn hoá nổi tiếng nhất của Guatemala, được công bố là một vườn quốc gia vào năm 1955 và nhận được danh hiệu Di sản Thế giới bởi UNESCO năm 1979.
Tuy nhiên, El Mirador thậm chí còn có nhiều thành phố lớn hơn Tikal, duy chỉ có điều là chúng chưa được phát hiện.
Nghiên cứu trên sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm tìm ra nhiều dữ liệu hơn về nền văn minh Maya và vì lí do đó, Hansen đã thúc giục chính quyền Guatemala và Mexico hỗ trợ bảo vệ khu vực này và phát triển du lịch tại đây.
Trong khu vực kháo sát, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều thành phố, kim tự tháp và các công trình khác bao gồm hệ thống 17 con đường dài hơn 240 kilomet và rộng 40 mét được sử dụng để vận chuyển hàng hoá.