Ẩm thực rắn
Cuộc sống về đêm ở Mangga Besar, Tây Jakarta rất nhộn nhịp. Các hàng quán lề đường nhộn nhịp với đầy ắp món ăn từ rắn. Du khách và dân địa phương không chỉ đến Jalan Mangga Besar để tìm kiếm các cô gái, vui chơi ở câu lạc bộ đêm hay quán karaoke mà còn để thưởng thức hương vị của rắn.
Các gian hàng ở đây đều bận rộn với hàng dài khách đang ngồi trên xe máy đợi gọi món. Khách hàng có thể chọn "ăn" con rắn nào, sau đó chủ quán sẽ dùng tay cầm nó lên và chế biến nó theo ý của khách. Rắn được xiên que rồi nướng lên và dùng kèm với nước sốt. Thịt rắn có vị giống thịt gà nhưng dai và ngon hơn.
Toàn bộ bữa ăn có giá khoảng 80.000 - 130.000Rp (130.000 - 210.000 đồng). Một ly máu riêng có giá khoảng 140.000 đồng, món nướng có giá khoảng 65.000 đồng.
Không chỉ Indonesia, rắn còn là món ăn ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và Philippines. Dù mỗi quốc gia đều có công thức của riêng mình nhưng họ đều cho rằng rắn có thể chữa bệnh và tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Người bán thịt rắn luôn phải đối đầu với hiểm nguy. Rắn được chế biến thường là rắn độc. Khi bị rắn cắn, chủ quán bị đau ngực, khó thở, thậm chí có thể phải nhập viện. Vết cắn sau đó cũng trở thành vết sẹo lớn. Sự việc đáng tiếc này đã diễn ra với chủ quán Ibu Liea vào năm 2008.
Ngoài ra khách hàng cũng được cảnh báo không đến quá gần gian hàng để tránh bị rắn phun nọc độc vào mặt. Nọc rắn rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây mù lòa.
Lột da rắn (Ảnh: Natashya Gutierrez).
Thuốc giảm đau
Rắn rất trơn nên cần kỹ thuật để giết và chế biến nó. Sau khi cắt đầu, chủ quán sẽ ép máu rắn vào ly. Máu rắn có màu đỏ sẫm.
Máu rắn rất hữu ích cho bệnh thấp khớp, bệnh gút và đau lưng. Một khách hàng đã chữa khỏi đôi chân đầy mủ bằng việc uống máu rắn. Người ta có thể trộn chung với máu rắn hổ mang hoặc để riêng tùy thích. Có người còn trộn với thảo mộc Trung Quốc để làm ấm hoặc bột trái cây để làm máu ngọt hơn.
Nhiều khách bảo rắn hổ mang có vị hơi lạ. Nó không khó chịu, cay hay đắng mà nó làm cổ họng ấm hơn.
Máu rắn (Ảnh: Natashya Gutierrez).
Thư giãn cùng rắn
Bất chấp nguy hiểm, người Indonesia sử dụng rắn để tạo niềm vui cho mình. Ví dụ, rắn hổ mang chúa (loài rắn độc dài nhất thế giới) là món ăn yêu thích của các doanh nhân giàu có Trung Quốc. Nhưng chính loài rắn này cũng được dùng để tạo niềm vui.
Dù giá có thể lên đến 80 USD (gần 1.900.000 đồng) cho 1 mét chiều dài nhưng nhiều người không ngần ngại sở hữu loài rắn này để làm thú cưng trong nhà. Một số người người còn múa chung với rắn trên sân khấu trong điệu múa truyền thống dangdut của Indonesia.
Dù rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nhưng nhiều vũ công vẫn kết hợp với rắn trong "điệu múa phong cách rắn" và thu hút được sự chú ý của đám đông.
Một số tiệm spa cũng nuôi rắn như thú cưng, thậm chí coi rắn như "chuyên viên" mát xa của quán. Một số chủ sở hữu spa cũng có rắn cho vật nuôi, sử dụng rắn cho các dịch vụ massage của họ. Loài mãng xà được dùng cho một trải nghiệm độc đáo tại Spa Bali Heritage cũng ở Jakarta.
Chuyên viên mát xa sẽ để rắn trườn lên lưng khách và thực hiện cùng lúc các công đoạn mát xa của mình. Phương pháp mát xa với rắn tạo ra những tác động tích cực lên tuyến thận và các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Mát xa rắn tại spa ở Jakarta (Ảnh: AFP)
Rắn thường xuyên trở thành tâm điểm chú ý ở Indonesia quá, từ việc con rắn 7m nuốt trọn một người đàn ông ở Sulawesi đến việc rắn thường xuất hiện trên các đường phố tấp nập sau những trận lũ.
Với hơn 17.500 hòn đảo, Indonesia là một trong những quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Quốc gia này có khoảng 450 loài rắn. Điều này giải thích tại sao rắn lại phổ biến ở đây đến vậy. Không ít người bị cuốn vào cuộc tìm kiếm những con rắn độc lạ, đặc sắc nhất và coi chúng là kho báu của quốc gia này.
Người đàn ông yêu bò sát Dan Mulleary, người Mỹ, đã đến Indonesia trong suốt 8 năm qua. Ông cho biết hàng năm ông đều bay từ Los Angeles đến Indonesia ít nhất một lần để tìm kiếm, nhân giống và bán rắn tại Mỹ. Mulleary nhập rắn từ một trang trại chăn nuôi ở Bogor, ông thậm chí còn được chính phủ Indonesia cấp giấy phép buôn bán bò sát.
Trò chuyện cùng rắn
Rắn, thịt rắn và cả da rắn đều được săn đón cả trong và ngoài nước. Vậy Indonesia có chương trình bảo tồn nào cho rắn hay không?
Ở Indonesia người ta được tự do săn bắt rắn nhưng phải tuân theo hạn ngạch chính phủ đặt ra. Đối với các loài có số lượng giảm dần, hạn ngạch này giảm đáng kể. Rắn hổ mang chúa luôn bị săn bắt nên số lượng trong tự nhiên đang ngày càng giảm dần.
Loài rắn này được phép săn bắt hoang dã theo hạn ngạch quy định (Ảnh: Natashya Gutierrez).
Hạn ngạch thương mại đối với các loài rắn cũng được áp dụng. Hạn ngạch này không chỉ dùng cho xuất khẩu trực tiếp mà còn dùng cho da và thịt rắn. CITES giám sát chặt chẽ việc buôn bán, xuất khẩu động vật hoang dã quốc tế giữa chính phủ các nươcs.
Ông Mulleary cho biết việc buôn bán rắn được giám sát chặt chẽ và chặt chẽ, đặc biệt là khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Theo ông, Indonesia liên tục cập nhật hạn ngạch xuất khẩu hàng năm và tham khảo ý kiến các chủ trang trại giống để quyết định nên giảm hay tăng hạn ngạch dựa trên các khuyến nghị hay không.
Mặc dù nỗ lực cấp mấy thì, thương mại bất hợp pháp vẫn xảy ra. Người ta quấn rắn quanh cơ thể hoặc để dưới quần áo trong vali, túi xách để nhập lậu rắn qua sân bay.
Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ mà tình trạng này đã được khắc phục không ít. Tuy nhiên, cơ bản hạn ngạch này chỉ là chương trình bảo tồn rắn duy nhất của chính phủ và không có luật cấm sử dụng rắn cho các hoạt động nhảy múa hay mát xa.
Nâng cao nhận thức
Các nhà bò sát học ở Indonesia nhận ra những khó khăn trong việc thuyết phục người dân "lắng nghe" rắn. Hiện tại, họ muốn đảm bảo hạn ngạch được áp dụng đồng thời muốn mọi người tìm hiểu thêm và tôn trọng loài rắn hơn.
Cộng đồng bảo vệ bò sát Aspera luôn cố gắng để truyền đạt thông tin và nhận thức về loài vật này. Họ hiểu rằng không thể buộc người dân ngừng sản xuất và tiêu thụ thịt rắn "bởi đây là nguồn thu nhập nhiều thập kỷ qua", họ chỉ muốn giúp người dân hiểu rõ nếu tiếp tục thụ rắn với số lượng lớn như thế này có thể dẫn đến tình trạng tuyệt chủng.
Hãy chăm sóc và bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của rắn tốt hơn.
Loài rắn độc lạ. Những người yêu rắn đến Indonesia để tìm kiếm và nhân giống rắn (Ảnh: Dan Mulleary).
Giống như rắn hổ mang, loài rắn này không có trong luật bảo vệ rắn và chính phủ cũng không cấm tiêu thụ nên điều quan trọng là người dân địa phương phải nhận thức được ảnh hưởng của việc thường xuyên bắt rắn hổ mang sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài rắn này.
Họ cũng cho rằng "không có nghiên cứu nào cho thấy thịt rắn có lợi cho sức khỏe hoặc tăng cường sinh lực cả." Thậm chí nhiều đầu bếp cũng cho biết họ cảm thấy không vui khi cắt đầu rắn, nhất là khi nó vẫn ngọ ngoạy dù mất đầu. Nhưng họ không thể làm gì khác, đây là cách học kiếm sống suốt nhiều năm qua.
Nguồn: Rappler