Đời người không phải mỗi ngày đều làm chuyện thất đức, nhưng thất đức trong lời nói, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể mỗi ngày đều phạm. Và không nhiều người biết rằng, gieo lời khó nghe có thể khiến cuộc đời bạn trắc trở hơn rất nhiều.
Anh chàng trong câu chuyện sau là một ví dụ:
"Ở một thị trấn nọ có một chàng trai hơn 30 tuổi, lớn lên cũng được coi là khôi ngô tuấn tú, nhưng lại là kẻ vô tích sự, không làm được việc gì, cũng không có nghề nghiệp gì.
Bạn cùng trang lứa thì con cái đều đã đi học, còn anh ta đến nay chưa vợ chưa con, ăn mặc lôi thôi, bẩn thỉu giống như kẻ lang thang, ai khuyên bảo cũng không chịu nghe, nói xong liền trừng mắt quát mắng người ta.
Anh ta mở một cửa hàng mua bán nhỏ, cũng không muốn phát triển, không có chí lớn.
Cuối cùng, kinh doanh thua lỗ, mấy năm trôi qua mà không có chút lãi, còn nợ tiền người ta, gia cảnh càng ngày càng xuống dốc, thậm chí còn nhờ cả người thân đứng ra vay tiền với lãi suất cao để tiếp tục kinh doanh.
Bề ngoài vừa nhìn thì thấy chàng trai này cũng không đến nỗi hư hỏng, vậy vì sao lại không có tiền đồ?
Sau khi cẩn thận quan sát, thì mới phát hiện, anh chàng này khẩu đức không tốt, trong xã hội sớm đã lây nhiễm không ít thói hư tật xấu.
Anh này từ bé nói chuyện hơi một chút đã gào to, không chút lễ độ, không phân biệt trên dưới, bất kính Thần Phật, uống rượu vào thì lại càng ăn nói lung tung, nói hươu nói vượn"
Mỗi ngày đều nói lời khó nghe khiến anh chàng kia gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Anh chàng này thường xuyên nói bao nhiêu lời ti tiện, thì mệnh có bấy nhiêu điều ti tiện. Anh chàng này buôn bán xui xẻo vì không có phúc.
Hôn nhân không thuận, luôn luôn cô độc, không lấy được vợ cũng bởi vì chỉ có người có phúc giống nhau mới đến cùng nhau, người không có phúc báo chắc chắn sẽ không gặp được nhân duyên tốt. Một số phụ nữ có chút phúc khí đều không muốn chung sống cùng anh ta.
Tâm tốt nhưng miệng không tốt, vinh hoa phú quý cũng tiêu tan
Có người nói: "Tôi chuyện xấu gì cũng không làm mà". Nhưng phải biết rằng, "tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan"
Người xưa giảng, ngôn do tâm sinh. Không chỉ là nói lời gian dối, cho dù chúng ta nói lời không lễ phép với bề trên, cũng không chấp nhận được. Miệng cần lưu đức, không nói lời chanh chua, mới có thể lưu lại phúc báo.
Người xưa có câu: "Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành". Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, tkhó lòng thu hồi về được nữa…(Ảnh minh họa)
Vậy làm tổn hại phúc báo, cũng là dụng tâm làm tổn hại. Trong lòng có chiều hướng ích kỷ, oán hận, ghen tị, tham lam, lãng phí sẽ hao tổn phúc báo. Bởi vậy, miệng cần nói lời hay, trong lòng còn phải có cái tâm tốt, đầu tiên phải biết hài lòng và biết ơn.
Thỏa mãn là một loại thành tựu. Đối với mọi hoàn cảnh đều thấy vừa ý cảm ơn, như vậy mới chứng tỏ đang tiến bộ.
Cổ nhân cũng có dạy: "Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất", nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.
Trong cuộc sống hằng ngày, khi đối đãi với nhau, miệng phải luôn mỉm cười, nhạy lời xin lỗi và trọng lời cảm ơn. Phải tương kính, không tiếc lời khen, tán dương những người tốt, việc tốt, những điều hay, lẽ phải để nhân những điển hình tốt đẹp ra thêm.
Đồng thời, hãy dè dặt tiếng chê. Không dối gạt, ta sẽ nhận được nhiều uy thế, tiếng tăm. Không nói lời thêu dệt, mà nói những lời trung thực, sẽ được nhiều người kính mến.
Không nói lời đâm thọc, mà nói lời hoà hợp sẽ được nhiều người ủng hộ. Không nói lời thô ác, mà nói toàn những lời hòa nhã, thương yêu, sẽ có cuộc sống cao sang.
Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, đó chính là tức giận.
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm. Nhận lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.
Đấy là những pháp tu cho cái miệng để gặt hái được nhiều phước đức.