Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối"

Vân Đức |

Được xây từ những năm 1942, đến nay chiếc cổng nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Tranh (63 tuổi) ở xã Dương Quang (huyện Gia Lâm) vẫn được gìn giữ, bảo tồn.

Ghé thôn Yên Mỹ (xã Dương Quang) vào một buổi chiều đầu thu tháng 10, khi hỏi về gia đình ông Nguyễn Văn Tranh có chiếc cổng cổ được xây cách đây hơn 80 năm ai nấy cũng đều biết đến.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 2.

Khoảng 2 năm trước, cổng nhà cổ của gia đình ông Tranh được kích lên để phù hợp với đường làng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chiếc cổng nhà cổ của gia đình ông Tranh được xây từ năm 1942. Khoảng 2 năm trước, gia đình người đàn ông này đã chi hơn 100 triệu đồng để kích cổng cổ thay vì đập đi xây mới lại khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tranh cho biết, chiếc cổng được xây dựng từ thời ông nội của ông năm 1942. Vật liệu xây dựng là bằng gạch tay, vôi mật trộn với vữa.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 3.
Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 4.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 5.
Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 6.
Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 7.
Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 8.

Chiếc cổng cổ được xây từ năm 1942, trải qua hàng chục năm, nhiều hạng mục vẫn còn nguyên vẹn

"Cuối năm 2022, đường làng nâng cấp, trải nhựa nên cổng nhà chúng tôi bị thấp hơn mặt đường khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định bàn bạc để đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp nhất", ông Tranh cho hay.

Ngoài việc bàn bạc với gia đình, ông Tranh cũng tham khảo ý kiến của họ hàng, bạn bè và bà con hàng xóm xung quanh.

"Có rất nhiều ý kiến, nhưng đa số mọi người bảo đập đi xây mới. Nhưng lúc đó tôi muốn giữ chiếc cổng cổ của nhà mình. Qua giới thiệu, tôi tìm đến nhóm thợ xây từ Hưng Yên rồi nhờ họ đến khảo sát, đưa ra phương án.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Văn Tranh cảm thấy tự hào về việc gìn giữ, bảo tồn cổng nhà cổ của gia đình mình

Sau khi khảo sát, đo đạc xong xuôi, họ bảo đập móng và giữ lại phần mái. Nhóm thợ cam kết chiếc cổng sẽ giống như cũ 90%. Lúc đó tôi bán tín, bán nghi nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào nên quyết định đồng ý", ông Tranh chia sẻ.

Tuy nhiên, gần đến ngày thi công, con rể ông Tranh biết được câu chuyện nên đã khuyên không nên phá cổng và hứa sẽ tìm cho người đàn ông này một đơn vị kích cổng chuyên nghiệp.

"Sau khi tìm và mời được đơn vị chuyên kích cổng, giống như nhóm thợ xây từ Hưng Yên, họ cũng đến khảo sát và đánh giá. Sau khi khảo sát và đánh giá, họ nói sẽ kích cổng cao hơn mặt đường và cam kết nguyên vẹn, nếu sứt một chút họ sẽ đền tiền gấp đôi. Thấy họ nói vậy tôi cũng yên tâm", ông Tranh cười nói.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 10.
Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 11.

Ông Tranh khẳng định những chậu cây xương rồng được trồng cùng thời gian chiếc cổng được xây năm 1942

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 12.

Người đàn ông ở Hà Nội chi 130 triệu bảo tồn cổng cổ: "Nếu ngày đó phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối" - Ảnh 13.

Hướng nhìn từ trong ra ngoài của chiếc cổng nhà cổ

Cũng trong quá trình đơn vị thi công kích cổng, rất nhiều người tò mò đến xem. Nhiều người cho rằng việc kích cổng của gia đình ông Tranh chỉ lãng phí tiền, không có kết quả.

"Lúc đầu mới thi công tôi cũng lo lắng lắm. Cổng được kích cao chênh vênh, mặc dù đã có cột chống nhưng tôi vẫn sợ sẽ bị đổ", ông Tranh nói.

Thế nhưng, sau gần 1 tháng, chiếc cổng của gia đình ông Tranh cuối cùng đã được hoàn thiện trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

"Đúng như lời họ cam kết, cổng nhà tôi được kích cao hơn cổng cũ 1m và còn nguyên vẹn. Lúc đó tôi và mọi người trong gia đình ai nấy cũng cảm thấy phấn khởi, vui mừng. Nhiều người khen tôi đã đưa ra quyết định rất đúng đắn", ông Tranh cười nói.

Ông Tranh vui vẻ tâm sự: "Tổng chi phí kích cổng cổ hết 130 triệu. Mặc dù chi phí lớn nhưng có thể gìn giữ, bảo tồn cổng cổ của cha ông để lại khiến chúng tôi cảm thấy rất vui. Đối với bản thân tôi, đây là một việc làm rất đúng đắn và ý nghĩa. Nếu ngày đó tôi phá bỏ để xây cổng mới, có lẽ bây giờ tôi cảm thấy rất tiếc nuối".

Cũng theo ông Tranh, sau gia đình ông, một gia đình khác trong thôn cũng chi một khoản tiền lớn để kích cổng thay vì đập đi xây lại.

Theo một số người dân nơi đây cho biết, ngoài chiếc cổng nhà cổ của gia đình ông Tranh vẫn còn một chiếc cổng cổ khác được xây dựng từ năm 1929. Tuy nhiên, chiếc cổng cổ này đã bị bịt kín, không còn được sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại