Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm

Cảnh Huệ |

Nhiệt độ có thời điểm xuống dưới 10 độ C, rét đậm, rét hại kéo dài khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Để hạn chế tối đa thiệt hại, việc giữ ấm cho gia súc, gia cầm cũng được người dân miền núi Nghệ An chú trọng.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 1.

Người dân miền núi thường có thói quen chăn thả đàn trâu, bò trong rừng dù trời mưa, rét nên thiệt hại lớn những khi rét đậm, rét hại xảy ra. Nhưng những năm qua, chính quyền địa phương tuyên truyền, phân tích tác hại của thời tiết cực đoan nên người dân chủ động cho trâu, bò về chuồng trại. Đồng thời, triển khai biện pháp giữ ấm, chống rét cho gia súc như che chắn chuồng trại...

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 2.

Đốt lửa sưởi ấm cho gia súc là biện pháp tối ưu mà người dân miền núi Nghệ An thường áp dụng.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 3.

Là địa phương có số lượng đàn vật nuôi lớn nên người dân Nghệ An trồng diện tích cỏ nhiều để đáp ứng thức ăn cho trâu bò mùa rét.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 4.

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ, người dân thu gom cỏ, rơm rạ, chuối, mía... sau đó băm nhỏ, ủ chua cùng cám bột, ngô.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 5.

Rơm rạ dự trữ từ vụ mùa là nguồn thức ăn chủ yếu của trâu, bò những ngày rét.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 6.

Chuối trong vườn được người dân thái nhỏ cung cấp thêm thức ăn cho trâu bò.

Người dân miền núi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò những ngày rét đậm - Ảnh 7.

Mặc dù rét đậm, rét hại tiếp tục kéo dài nhưng người dân miền núi Nghệ An đã chủ động trong việc giữ ấm và nguồn thức ăn cho gia súc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại