Người cho rằng nợ là gông cùm, người lại nghĩ đây là con đường đạt tự do

TÔ DIỆP, |

Chuyên gia giải đáp thế nào mới được coi là tài chính khoẻ mạnh.

Sức khỏe tài chính cá nhân là thuật ngữ mô tả tình hình tài chính của một người nào đó. Tình trạng sức khỏe tài chính cá nhân luôn thay đổi tùy thuộc vào các biến động khách quan và chủ quan. Nếu bạn là lao động chính trong gia đình, sức khỏe tài chính của bạn lại càng cần được đặc biệt quan tâm.

Sức khỏe tài chính rất quan trọng, không chỉ dừng lại ở hai từ như “ổn định” hoặc “đủ sống”... Hiểu về sức khỏe tài chính cá nhân giúp ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình, bao gồm các vấn đề tài chính thường gặp như thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm, dự phòng rủi ro, tự do tài chính… Hoặc bạn cũng có thể hiểu sức khỏe tài chính cá nhân hướng đến việc sử dụng đồng tiền sao cho tối ưu, xét trên nhiều phương diện và cấp độ.

Trong chương trình Moneytalk số 45 với chủ đề “Sức khỏe tài chính cá nhân: Check-up!”, host Dương Ngọc Trinh và các chuyên gia: anh Trần Khánh - Giám đốc kinh doanh môi giới - Vùng Hà Nội, CTCP Chứng khoán Tp. HCM (HSC) và anh Nguyễn Thanh Hoàng - Quản lý cấp cao Phát triển đối tác tại một công ty đa quốc gia tại Việt Nam đã có những quan điểm khá thú vị về câu chuyện tài chính khoẻ mạnh.

 Người cho rằng nợ là gông cùm, người lại nghĩ đây là con đường đạt tự do - Ảnh 1.

Anh Trần Khánh

Khi được hỏi về định nghĩa của “tài chính khoẻ mạnh", anh Trần Khánh chia sẻ rằng với nhiều người tài chính khỏe mạnh là không đi vay nợ. Song, theo quan điểm cá nhân, vị chuyên gia này cho rằng trong 1 nền kinh tế phát triển, việc dùng đòn bẩy tài chính là tất yếu. Ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu cũng đi vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, huy động vốn, tận dụng tối đa nguồn lực vào sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

“Việc mình dùng đòn bẩy tài chính không có gì là sai. Điều cần cân nhắc trong đo lường sức khỏe tài chính là kiểm soát trạng thái nợ nần như thế nào, kế hoạch trang trải ra sao để với đồng vốn vay đó mình có thể tận dụng tối đa hiệu suất kinh doanh và đến kỳ hạn mình thanh toán được khoản nợ nần đó dễ dàng, đấy là mới là tài chính khoẻ mạnh”.

Mặt khác, trong câu chuyện nợ nần, anh Thanh Hoàng chia sẻ: Ít tiền mà vẫn vui đồng nghĩa mức thu nhập phải có thể đủ để chi trả được khoản chi tiêu, trang trải hàng ngày. Không ai muốn suốt ngày nợ nần để đi chơi, ăn uống thả ga, bởi vì đến lúc trả nợ thì rất áp lực. Nếu cứ áp lực, chắc chắn không vui. Với số tiền ít, vẫn có thể duy trì những hoạt động vui chơi, chẳng hạn thay vì mua túi hiệu xa xỉ, có thể mức 1 chiếc túi giá tầm trung.

 Người cho rằng nợ là gông cùm, người lại nghĩ đây là con đường đạt tự do - Ảnh 2.

Anh Thanh Hoàng

Bên cạnh đó, anh Trần Khánh cũng lưu ý rằng mọi người chỉ nên nợ khi cảm nhận được cơ hội thật sự rõ rệt.

Trong câu chuyện này, host Ngọc Trinh nhấn mạnh: Cùng là chữ nợ nhưng có 2 góc nhìn khác nhau, có người cho rằng là gông cùm, có người lại nghĩ đây là con đường đến tự do. Trên thực tế, sức khỏe và hạnh phúc là 2 yếu tố rất quan trọng tạo nên tự do tài chính. Khi chúng ta có đủ tiền có được sức khoẻ tài chính, dòng tiền khoẻ mạnh để cán được tự do.

 Người cho rằng nợ là gông cùm, người lại nghĩ đây là con đường đạt tự do - Ảnh 3.

Host Ngọc Trinh

Ngoài ra, hiện nay nhiều người trẻ đang làm việc chăm chỉ để có thể đạt được tự do tài chính. Song, điều đó cũng có nghĩa là họ gần như không có thể gian để thật sự tận hưởng cuộc sống.

“Có những giai đoạn chúng ta phải làm việc chăm chỉ. Mình chia ra ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bản thân sẽ đạt được những gì. Khi làm việc chăm chỉ, mình sẽ có những thành tựu, và đó có thể là ngưỡng đạt được tự do tài chính. Sau đó, mình sẽ cân bằng cuộc sống, dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng”, anh Thanh Hoàng chia sẻ.

Ảnh: Moneytalk

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại