Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: "Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên"

Đinh Huy |

Người dân làng Liên Mạc đã chung tay thu gom chai, lọ đồ phế thải bỏ đi để trang trí thành con đường nghệ thuật đặc biệt.

"Họ bảo chúng tôi bị điên"

"Các cháu ở đâu, các cháu đến làng tôi thăm ai hay chỉ đi ngang qua?", đó là câu hỏi của những người cao tuổi trong làng Liên Mạc (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Sau câu hỏi đó là lời giới thiệu về những bức tranh trên tường đã được người dân trong làng chung tay thu gom đồ phế liệu để tạo ra. Chỉ vào bức tranh, có người kể ngày xưa đã từng đi trên con đường này, đã từng nuôi con trâu ở chỗ này... Và chắc chắn họ không quên kể về nhóm chị Nguyễn Thị Hiên (người dân trong làng Liên Mạc) - những người đặt nền móng cho con đường nghệ thuật này.

"Nhóm của chúng tôi gồm 3 người, ý tưởng về con đường nghệ thuật này được cả 3 ấp ủ trong vài năm rồi nhưng đến tháng 10/2020 mới được thực hiện", chị Hiên chia sẻ.

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 1.

Con đường đi vào làng Liên Mạc

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 2.

Bức tranh bằng đồ phế thải đầu tiên được thực hiện

Khi bắt tay vào thực hiện những bức tranh nghệ thuật bằng phế liệu, nhiều người dân đi qua đều cho rằng nhóm chị Hiên "bị điên" vì chẳng ai tự bỏ chi phí rồi đi làm không công cả. Thế nhưng đến khi bức tranh đầu tiên, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ.

"Họ hỏi chúng tôi bị điên à? Nhưng chúng tôi vẫn không để ý, mặc dù khi nghe những câu nói đó rất ấm ức, tủi thân. Sau một thời gian tự phác hoạ, trộn vôi, vữa, cầm dao xây, chúng tôi đã thành công với bức tranh đầu tiên là 'làng Liên Mạc'.

Tuy bức tranh chưa được đẹp lắm nhưng đã có sự hưởng ứng từ một vài người. Đó là thành công bức đầu rồi. Sau đó, càng ngày, càng nhiều người thu gom rác thải ra ủng hộ chúng tôi, có người chỉ góp vài viên gạch, người miết mạch vữa, người lau tường... Thậm chí, có người vừa đi chợ về đã bắt tay vào làm", chị Hiên kể lại.

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 3.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 4.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 5.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 6.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 7.

Những bức tranh sau đó được hoàn thành

Ngoài việc lên ý tưởng phác hoạ, nhóm chị Hiên còn tuyên truyền, vận động người dân bằng băng rôn, mạng xã hội. Chỉ trong thời gian ngắn, con đường nghệ thuật gần 200 mét đã được người dân trong làng chung tay hoàn thành.

Có người so sánh với "Con đường gốm sứ"

"Sau mỗi bức tranh, chúng tôi càng rút ra nhiều kinh nghiệm. Nếu là người biết thưởng thức nghệ thuật, chắc chắn sẽ nhận ra khi càng đi sâu vào trong, các bức tranh sẽ càng đẹp", chị Hiên nói.

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 8.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 9.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 10.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 11.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 12.

Càng vào phía trong, những bức tranh càng đẹp

Thậm chí, chị Hiên và cộng sự còn phác hoạ được bức tranh đúng ý chủ nhân của bức tường đó. "Lúc đó, người dân thích lắm, cả gia đình họ thay nhau làm, làm ngày, làm đêm để có bức tranh đẹp nhất".

Sau khi hoàn thành vào trước Tết, có một số người cũng nhận xét rằng, những bức tranh này không đẹp như 'con đường gốm sứ'. Tôi không hề thấy buồn mà ngược lại rất vui vì đây là sự so sánh khập khiễng".

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 13.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 14.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 15.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 16.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 17.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 18.

Trên đường đi học về, các em học sinh đều được ngắm nhìn những bức hoạ nghệ thuật

Khi được hỏi về ý nghĩa của con đường này, chị Hiên cho biết, chị muốn khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường của người dân bằng cách tái chế rác thải. "Khi chúng tôi đi tập thể dục quanh làng thì thấy trong nhà mỗi gia đình rất nhiều rác. Có những thứ khi mang đi vứt vào thùng rác khiến người thu gom rác cũng cảm thấy khó chịu. Vốn làm con dâu trong một gia đình nghệ thuật, trong đầu tôi lúc này đặt ra câu hỏi, tại sao không biến những thứ này thành một bức hoạ trên tường".

"Nhiều lần, tôi ngồi tại cái đống rác rồi cứ mân mê rác để nghĩ xem viên gạch này, cái chai này mình sẽ vẽ như nào. Thế rồi, cả 3 người trong nhóm đã vạch ra kế hoạch, mỗi người một việc", chị Hiên nói tiếp.

Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 19.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 20.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 21.
Người biến đồ phế thải thành tác phẩm nghệ thuật trên con đường làng ở Hà Nội: Lúc đầu, họ bảo chúng tôi bị điên - Ảnh 22.

"Có nhiều lúc tôi tự hỏi, mình làm ngày, làm đêm để làm gì? Thực sự, tôi thấy vui thì tôi làm thôi. Mỗi lần xong một sản phẩm, chỉ cần đứng ngắm nhìn là thấy thích rồi. Và điều quan trọng hơn cả, niềm vui của tôi được chia sẻ cho cả mọi người", chị Hiên tâm sự.

"Để có được những bức tranh đẹp và được mọi người hưởng ứng như ngày hôm nay, tôi cũng cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện. Đặc biệt, những lúc khó khăn nhất, tôi có những người cộng sự bên cạnh, về nhà thì có chồng con ủng hộ, động viên", chị Hiên chốt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại