Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ

Ryankog |

Xiaomi chỉ mới có mặt trên thị trường chưa được 10 năm nhưng đã là một trong những thương hiệu smartphone nổi tiếng của thế giới.

Xiaomi là một trong những hãng smartphone trẻ nhất trên thị trường hiện nay, nhưng đã ghi lại rất nhiều dấu ấn và vẫn đang phát triển mạnh mẽ.

Xiaomi ra mắt chiếc smartphone đầu tiên vào năm 2011 và đến năm 2014 đã trở hành hãng smartphone thành công nhất Trung Quốc. Tuy giờ danh hiệu đó đã thuộc về Huawei nhưng Xiaomi vẫn đang trên đường mở rộng thị trường và liên tục khiến khách hàng phải ngạc nhiên với các sãn phẩm giá rẻ cấu hình cực mạnh của hãng.

Có lẽ bạn không biết, sản phẩm đầu tiên của Xiaomi không phải là điện thoại mà chính là MIUI (“Me You I"), một giao diện được xây dựng trên nền tảng Android 2.2 Froyo và được cài trên một số smartphone của các hãng khác. Tuy nhiên, Xiaomi nhanh chóng nhận ra chính smartphone mới là một thị trường màu mỡ và bắt đầu tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện thoại.

Smartphone đầu tiên của Xiaomi là chiếc Xiaomi Mi 1. Được trang bị chip 2 nhân Snapdragon S3 với mức giá chỉ 2000 CNY (khoảng 6,8 triệu VND) khi ra mắt vào năm 2011, Mi 1 nhanh chóng trở thành món hàng cực kỳ đáng chú ý và đã có 300.000 máy được đặt trước chỉ trong 34 giờ.

Mi 1 chỉ bán tại thị trường Trung Quốc nhưng đã khiến cả thế giới phải chú ý nhờ mức giá rẻ cùng với cấu hình “ngon".

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 1.

Xiaomi Mi 1 vs Mi 6

Sản phẩm đáng chú ý tiếp theo là Xiaomi Mi 2 ra mắt giữa năm 2012, máy được trang bị chip 4 nhân Snapdragon S4 Pro, màn hình HD 720p nhưng có mức giá cũng chỉ tương đương Mi 1. Xiaomi bán được đến 10 triệu chiếc Mi 2 chỉ trong khoảng 1 năm, con số không hề tệ đối với một thương hiệu non trẻ.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 2.

Xiaomi Mi 2

Sau đó, Xiaomi bắt đầu tung ra những biến thể khác của Mi 2 như Mi 2S và Mi 2A, phiên bản đầu tiên là nâng cấp chip Snapdragon S4 Pro và giá cao hơn, Mi 2A là bản giá rẻ hơn và chỉ dùng chip 2 nhân, 1GB RAM.

Sau thành công của Mi 2, Xiaomi bắt đầu tấn công ra thị trường quốc tế, đầu tiên là mở trụ sở tại Singapore, Ấn Độ, Malaysia và Philipinnes.

Xiaomi Mi 3 (ra mắt 2013) đã chú ý hơn đến độ bền khi chuyển từ chất liệu nhựa sang khung nhôm (nhưng bên ngoài vẫn polycarbonate). Với Mi 3, Xiaomi nhanh chóng có được danh tiếng tại thị trường Ấn Độ.

Xiaomi bán tại Ấn thông qua trang Flipkart và nhanh chóng hết sạch 20.000 máy trong 2,4 giây khi mở bán lần đầu và 20.000 máy nữa cũng trong khoảng thời gian tương tự trong đợt sau. Tại Singapore, Xiaomi Mi 3 cháy hàng chỉ sau 2 phút.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 3.

Xiaomi Mi 3

Vào lúc này, thị trường tầm trung vẫn là phân khúc mà Xiaomi để tâm nhất vì nhu cầu của người dùng đang rất cao. Cùng năm 2013, Xiaomi ra mắt thêm dòng sản phẩm mới là Xiaomi Redmi.

Redmi Note ra mắt năm 2014 đánh dấu sự tham gia của Xiaomi trong thị trường phablet. Trong thời gian này hãng cũng bắt đầu sản xuất tablet với chiếc Mi Pad 7.9 dùng chip Tegra K1 và có kích thước tương đương iPad Mini.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 4.

Mi Pad 2

Cũng trong khoảng thời gian này, Xiaomi bắt đầu sản xuất các mẫu TV Android và dần xâm nhập vào nhiều thị trường khác ngoài smartphone. Xiaomi ngày nay kinh doanh gần như mọi mặt hàng từ máy lọc không khí cho đến cả xe điện.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 5.

Máy lọc khí Xiaomi

Chiến lược ban đầu của Xiaomi là ra mắt 1 flagship mỗi năm rồi sản xuất thêm một hoặc hai biến thể, nhưng như vậy sẽ không bao phủ được toàn bộ thị trường. Kể từ năm 2013, hãng ra mắt rất nhiều smartphone mỗi năm bao gồm cả series Mi và series Redmi.

Năm 2015, Xiaomi Mi Note và Mi Note Pro ra mắt. Cả hai đều có màn hình 5.7 inch nhưng bản Pro có độ phân giải lên đến QHD thay vì FullHD trên bản tiêu chuẩn. Phiên bản Pro được trang bị chip Snapdragon 810 và bản thường là 801. So với các smartphone cùng cấu hình lúc đó, mức giá chỉ 3300 CNY (khoảng 11 triệu VND) vẫn là rất rẻ.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 6.

Mi Note Pro

Dòng sản phẩm quan trọng tiếp theo của Xiaomi là Mi Max với đặc điểm màn hình lớn, pin khủng, cấu hình ổn và tất nhiên là giá rẻ. Chiếc Mi Max đầu tiên có mán hình 6.44 inch và pin lên đến 4850 mAh, chip Snapdragon 650 (652 cho bản Prime).

Năm 2016, Xiaomi ra mắt cả Mi 5, Mi 5s và Mi 5s Plus. Xiaomi Mi 5 được trang bị chip Snapdragon 820 nhưng giá lại chỉ tương đương chiếc Mi đầu tiên, vào khoảng 6,8 triệu. Mi 5s và Mi 5s Plus dùng chip Snapdragon 821, và phiên bản Plus còn có thêm camera kép. Cả hai vẫn giữ mức giá tương đương 8 triệu và 9 triệu đồng.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 8.

Xiaomi Mi 5s Plus

Những flagship sau này của Xiaomi là series Mi 6 (Snapdragon 835) và Mi 8 (Snapdragon 845) cũng đều có mức giá rẻ so với các sản phẩm khác cùng cấu hình.

Dù MIUI là giao diện cài sẵn trên tất cả các smartphone của Xiaomi nhưng chiếc Xiaomi Mi A1 đã cho thấy “tham vọng" tấn công ra thị trường quốc tế khi hãng tham gia vào chương trình Android One của Google, cài giao diện thuần Android cho Mi A1 và đảm bảo cập nhật nhanh chóng.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 10.

Mi A1

Nói đến Xiaomi thì không thể bỏ qua dòng Mi MIX, một trong những dòng smartphone có thiết kế đẹp nhất hiện nay với viền mỏng và không hề có tai thỏ mà nhiều người dùng ghét cay ghét đắng. Mi MIX chứng tỏ Xiaomi không còn là một kẻ theo sau nữa mà có khả năng trở thành người đi trước trong thị trường smartphone.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 11.

Mi MIX 2

Gần đây, Xiaomi đang có xu hướng mở rộng sang các thương hiệu con với dòng Blackshark dành cho gaming và chiếc Pocophone F1 đang rất được chú ý trong thời gian qua vì mức giá không thể thấp hơn, chỉ 8 triệu cho một smartphone cấu hình cao cấp với chip Snapdragon 845, RAM 6/8GB. 

Cả Blackshark và Pocophone F1 đều nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của những người yêu công nghệ.

Ngược dòng thời gian: Xiaomi & con đường đi đến thành công từ những smartphone cấu hình khủng long giá hạt dẻ - Ảnh 12.

Pocophone F1

Bạn có phải là một Mi fan không và theo bạn, trong tương lai Xiaomi sẽ còn phát triển đến đâu nữa?

Tham khảo: GSMArena

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại