Trong cuộc sống, có những quan niệm khoa học mà chúng ta luôn đinh ninh là đúng nhưng thật sự lại không hẳn như vậy.
Cùng đi tìm lời giải thực cho những sai lầm khoa học mà ai ai cũng tin là đúng dưới đây.
Paul Dawson - giáo sư thực phẩm tại Đại học Clemson (Mỹ) đã kết luận "quy tắc 5s" là không có thật. Nếu thức ăn rơi, chạm vào nền nhà chỉ 1 nano giây thôi, thức ăn cũng có thể đã bị nhiễm khuẩn rồi.
Và bạn vẫn sẽ bị nhiễm bệnh dù số lượng vi khuẩn dính lên thực phẩm đó ít hay nhiều. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi không nên áp dụng quy luật này bởi hệ miễn dịch có thể không đủ sức đối phó với yếu tố gây bệnh.
Các nhà nghiên cứu thuộc khoa Y trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ trên hai nhóm người: Một nhóm người tham gia thí nghiệm được cho ăn những thanh màu nâu tương tự như những thanh chocolate nhưng được làm bằng 28% dầu thực vật để phỏng theo hàm lượng chất béo của chocolate lỏng và bơ cacao.
Nhóm khác thì được dùng chocolate thật có hàm lượng chocolate lỏng nhiều gấp 10 lần thanh chocolate 40gr bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số người bị mụn trứng cá trong cả hai nhóm tham gia thí nghiệm đều ngang nhau.
Do đó, nhóm chuyên gia cho rằng, nếu như bạn biết dùng nó một cách điều độ và hợp lý thì nó không hề có hại cho làn da.
Vào giữa thế kỷ 19 – trước khi đường được cho là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường hoặc tăng động – đường được nghĩ là giúp tăng ham muốn tình dục ở nữ giới, trẻ em và đáng buồn cười hơn nữa là ở người nghèo.
Nhưng không phải thế. Không hề có bằng chứng nào hỗ trợ cho suy nghĩ trên – hay bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả chocolate – làm tăng ham muốn tình dục.
Nếu bạn bị cảm lạnh, bạn hoàn toàn có thể ăn kem cho dễ chịu hơn. Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Mayo, thực ra các sản phẩm như kem hoặc sữa lạnh có thể làm dịu cơn đau họng và cung cấp calories cho bạn khi bạn bị ốm và không muốn ăn.
Thực phẩm hữu cơ không hoàn toàn không có các loại thuốc trừ sâu, và nó cũng không thực sự tốt hơn cho bạn.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture), người trồng thực phẩm hữu cơ được phép sử dụng hóa chất có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên ở một số trường hợp, những chất này cũng làm hại đến môi trường, hơn là các loại chất tổng hợp khác
Bên cạnh đó, nồng độ thuốc trừ sâu trên các loại thực phẩm hữu cơ là có, mặc dù khá thấp; và chúng cũng không cung cấp lượng dinh dưỡng trong thực phẩm trội hơn thực phẩm vô cơ.
Thật ra, ăn trước khi uống chỉ giúp trì hoãn khoảng thời gian các phân tử cồn tấn công cơ thể bạn chứ không giúp bạn hạn chế nó. Đồng thời, việc này cũng phần nào giúp bạn đỡ bị nôn nao hơn sau khi uống nhiều.
Nếu bạn thức dậy và không nhớ gì về đêm hôm trước, có thể bạn không cần phải nhớ, vì điều đó là không thể.
Khi chúng ta uống quá nhiều, phần não ghi nhớ thực sự bị "mất điện" rồi. Bởi vậy mà nhiều người sau khi tỉnh dậy không nhớ những việc mình đã làm ngày hôm qua.
Một nghiên cứu nhỏ nhưng gây hiểu nhầm lớn vào năm 2002 đã thổi bùng suy nghĩ này, nhưng thực chất hạn chế ăn uống, nạp calo có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương, chứ không giúp gì cho nó – chắc chắn sẽ là một ý kiến tồi khi bạn không ăn gì trong suốt vài ba ngày bị cảm lạnh.
Thay vào đó, các bác sỹ nói hãy cứ ăn nếu cảm thấy đói, và nhớ là phải uống nhiều nước nhé!
Lời khuyên ban đầu của các chuyên gia là con người cần khoảng 2 lít nước (tương đương với 8 cốc nước) mỗi ngày.
Tuy nhiên, giới khoa học chỉ rõ lượng nước cung cấp có thể thông qua thực phẩm, thức ăn, các loại rau quả và nhiều con đường khác chứ không bao giờ mặc định rằng mỗi người phải uống 8 cốc nước.
Nhưng, mọi người đã hiểu lầm và cho rằng bổ sung nước chỉ thông qua con đường uống và "uống 8 cốc nước" đã bất đắc dĩ trở thành bí quyết giữ gìn sức khỏe của rất nhiều người.
Táo chứa nhiều Vitamin C và chất xơ – rất tốt cho sức khỏe. Nhưng một trái táo chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại những virus và vi khuẩn lạ.
Bởi vậy, bạn có thể ăn táo mỗi ngày nhưng đừng quá chủ quan với sức khỏe của mình nhé!
Sự khác biệt duy nhất giữa hai loại đường nâu và đường trắng là đường nâu chứa mật đường, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng giữa 2 loại này về cơ bản giống nhau.
Do đó, không thể nói đường nâu tốt hơn đường trắng.
Vô số các nghiên cứu khoa học đã cố gắng và lại thất bại khi tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ cho suy nghĩ trên.
Hiểu lầm này có lẽ bắt đầu vào năm 1974, khi Tiến sỹ William Crook viết một lá thư cho Học viện Nhi khoa Mỹ, trong đó nói: "Trong 3 năm qua tôi nhận ra đường... là một nguyên nhân hàng đầu gây chứng tăng động".
Bức thư không kèm nghiên cứu khoa học nào, song nó khiến mọi người nghĩ đường là "thủ phạm". Tuy vậy, các nghiên cứu không hề ủng hộ suy nghĩ đó.
Nguồn: BusinessInsider