Đê biển Tây Cà Mau ít người qua lại, nhưng mấy ngày vừa qua bỗng dưng đông vui hẳn lên: các cửa biển tàu ghe tấp nập ra vào; người vác, người phơi, người sàng ruốc hối hả, nhộn nhịp...
Ghe của anh Phan Văn Quang, ấp Sào Lưới A, xã Khánh Bình Tây Bắc vừa cập bờ, lập tức ruốc được vận chuyển nhanh lên sân phơi cho kịp nắng.
Anh Phan Văn Quang, ấp Sào Lưới A, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) vui mừng: "Mấy ngày nay, ruốc xuất hiện gần bờ và đi theo luồng. Hôm nay, ghe tôi may mắn bủa lưới trúng luồng ruốc, thu về gần 1,4 tấn. Nhiều ghe của ngư dân ở các cửa biển Ðá Bạc, Sào Lưới, Ba Tỉnh… đánh bắt được trung bình từ vài trăm ký đến cả tấn ruốc mỗi ngày, thu tiền bạc triệu".
Công đoạn sàng ruốc để loại bỏ cá tạp.
Tàu của anh Quang vừa cập bến mang theo ruốc còn tươi rói vào bờ, vài người bạn ghe vận chuyển lên đê phơi cho kịp nắng để bán cho thương lái.
Cha con ông Lâm Văn Bót từ ấp Kênh Hòn phải dùng xe chở 500 kg ruốc tươi lên tận con đê khu vực Sào Lưới để phơi, vì Kênh Hòn không còn sân phơi.
Chị Ðỗ Phương Lan, chủ vựa ruốc tại hòn Ðá Bạc, mệt lả mồ hôi khi thu mua hơn 6 tấn ruốc khô trong ngày, với giá dao động từ 55.000-60.000 đồng/kg…
Phơi ruốc.
Vựa ruốc của chị Ðỗ Phương Lan, xóm hòn Ðá Bạc thu mua hơn 6 tấn ruốc khô trong ngày, với giá dao động từ 55.000-60.000 đồng/kg, bán cho thương lái ở TP Hồ Chí Minh.
Con ruốc còn được gọi là tép moi, màu trắng, giống như con tôm bạc nhỏ, dài khoảng 40 mm, sống ven biển. Ruốc tươi chế biến được nhiều món ngon như nấu canh, rang, xào, làm gỏi, mắm ruốc, khô ruốc…