"Ngón tay tử thần" và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học "vắt óc" nghiên cứu

Vyka |

Những hiện tượng này cho thấy rằng thiên nhiên thật bao la, và đầy rẫy bí ẩn.4. Ống khói tuyết

Thiên nhiên luôn ẩn chứa các bí ẩn thách thức các nhà khoa học. Mặc dù hiện nay khoa học đã rất phát triển nhưng các nhà khoa học vẫn đang "điên đầu" để giải thích các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà đôi lúc còn được gọi là "phép màu".

Tuy nhiên, Trái đất vẫn tồn tại những bí mật nhiều người vẫn lầm tưởng đó là "thần thánh" nhưng sự thật lại không hề như vậy...

1. Ngọn lửa St. Elmo 

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 1.

Không ít người tin rằng, những đốm sáng, ngọn lửa ma quái xuất hiện trong những bức hình kia là một hiện tượng kỳ bí - được đặt theo Thánh Elmo - thần hộ mệnh của thủy thủ. Theo truyền thuyết, vị thánh Elmo sẽ luôn cầu nguyện cho các thủy thủ và đưa ra lời cảnh báo ở dạng đèn trên cột thuyền buồm. 

Tuy nhiên, sự thật về những đốm lửa đó là lửa Saint Elmo. Đây là hiện tượng plasma phát sáng xuất hiện như đốm lửa trên các vật thể khác. Nó có thể được sinh ra trong những cơn mưa giông có sấm sét hay 1 vụ nổ núi lửa.

2. "Cột băng chết chóc" khiến mọi vật đóng băng trong tích tắc 

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 2.

Hiện tượng này có tên gọi là brinicle hay còn được gọi là "ngón tay tử thần". Khi băng hình thành tại vùng Nam và Bắc cực, các tạp chất như muối bị đẩy ra ngoài, khiến băng trở nên tinh khiết hơn. Khi muối bị đẩy ra khỏi khối băng, nước xung quanh khu vực đó sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng và tăng mật độ của nước. 

Điều này đã ngăn cho dòng nước xung quanh không bị đóng băng ngay tại thời điểm đó dù đã có nhiệt độ rất thấp. Đồng thời, mật độ nước cao khiến chúng bị chìm xuống dưới đáy.

Khi dòng nước mặn này chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn này sẽ bị đóng băng, tạo nên những "cột băng của cái chết" mà chúng ta được biết đến với tên gọi brinicle.

3. Quả cầu lửa Naga

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 3.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng những quả cầu lửa lơ lửng trên bầu trời sông Mekong là sự tương tác đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên. Đó là sự tồn tại của hỗn hợp khí mêtan-nitơ nồng độ 19%; sự kết hợp của cả vi khuẩn hiếm khí và kị khí ở độ sâu từ 4,55 đến 13,4m với lớp trầm tích hữu cơ dày trên đáy sông đất sét và cát...

Bên cạnh đó, do sức nóng của Mặt trời, các vật chất hữu cơ (xác động thực vật) ở đáy sông sẽ phân huỷ, sinh ra khí metan. Dưới tác động của áp suất, khí được đẩy lên mặt nước, sau đó kết hợp với oxy và bốc cháy thành những quả cầu lửa có màu sắc không thay đổi, không có khói và tiếng động, khi biến mất không để lại dấu vết.

4. Ống khói tuyết

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 4.

Vùng địa cực cũng có núi lửa và đi kèm với đó là các mạch phun khí. Tuy nhiên, nhiệt độ ở đó lạnh đến mức các phân tử nước đóng băng ngay lập tức khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Quá trình này diễn ra cho tới khi chúng trở thành những ống khói tuyết cao tới 20m tỏa hơi nước ra xung quanh.

5. Cột ánh sáng trên bầu trời

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 5.

Bạn cho rằng đây là những điều kì diệu mà "thánh thần" nào ban tặng ư? Không đâu, những cột ánh sáng này thường xuất hiện trong thời tiết rất lạnh ở vùng cực. 

Nguyên nhân tạo ra những cột sáng kỳ lạ này là do thời tiết băng giá tạo ra những tinh thể băng sương ở gần mặt đất, khi đó ánh sáng sẽ bị phản chiếu ngược lên tạo hình dạng như những cột sáng.

6. Tuyết "Spaghetti" 

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 6.

Một người đàn ông ở Hameenlinna, Phần Lan đã phát hiện ra hiện tượng lạ trên bề mặt tuyết ở gần nhà. 

Theo các nhà khoa học, chính sự chuyển động của gió và nước đã tạo ra hiện tượng này - khi tuyết chuẩn bị tan chảy.

7. Rừng cây biết "nhảy múa"

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 7.

Bạn cho đâu là nguyên nhân khiến những cây thông trăm tuổi tại Ba Lan này đều có phần cận gốc uốn cong 90 độ so với mặt đất.

Nhiều giả thuyết được các nhà sinh vật học cho rằng, những cơn bão tuyết lớn xảy ra tại khu vực này hàng thế kỷ trước đã "vô tình" tạo hình uốn cong các thân cây thông, tạo thành một đặc điểm rất thú vị tại nơi đây.

8. Thủy triều đỏ

Ngón tay tử thần và 7 hiện tượng thiên nhiên từng khiến các nhà khoa học vắt óc nghiên cứu - Ảnh 8.

Thủy triều đỏ hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Khi tảo tập trung lại một cách nhanh chóng ở phần cửa sông, biển... sẽ biến cả vùng nước đó thành màu đỏ như máu.

Tuy nhiên, hiện tượng này đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng oxy trong nước nên làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên.

Nguồn: Brightside

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại