Ngọn lửa khổng lồ được phát hiện trên một ngôi sao lùn loại M

Ngọc Nga |

Các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick, Vương quốc Anh vừa phát hiện ra một ngọn lửa khổng lồ trên một ngôi sao lùn loại M. NGTS J121939.5-355557.

Theo các nhà nghiên cứu, ngọn lửa mới được phát hiện là một trong những dòng pháo sáng chưa từng thấy trên một ngôi sao lùn loại M kể từ trước tới nay. Hiện tượng này xảy ra khi sự dịch chuyển từ trường của sao tăng tốc các electron tới tốc độ mạnh, dẫn đến các vụ phun trào tạo ra phát xạ trên toàn bộ phổ điện từ.

Phát hiện này cũng đã được báo cáo trong một bài báo được công bố ngày 5 tháng 11 trên arXiv.org.

Mặc dù phát hiện này cung cấp những dữ liệu khá quan trọng nhưng lại rất khó đoán. Bởi việc phát hiện ra nguồn năng lượng này và những hoạt động của nó đòi hỏi cần phải có những phép đo thời gian dài của nhiều ngôi sao khác nữa mới có thể xác định được chính xác.

Ngọn lửa khổng lồ được phát hiện trên một ngôi sao lùn loại M - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu đo được sự dao động của ngọn lửa mới được phát hiện trên một ngôi sao lùn loại M. Ảnh: Phys

Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học do James Jackman thuộc Đại học Warwick, Vương quốc Anh đứng đầu đã phân tích dữ liệu quan sát được thu thập bởi NGTS từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016. NGTS là một khảo sát ngoài trái đất gồm 12 kính thiên văn. Kính thiên văn này có thể phát hiện được nhiều vụ nổ của các vật thể trên không gian.

Vào 31/11/2016 nhóm nghiên cứu của Jackman đã phát hiện một ngọn lửa trên NGTS J121939.5-355557 (NGTS J1219-3555) nằm cách Trái đất khoảng 685 năm ánh sáng.

Theo đó J1219-3555 đã tồn tại khoảng 2,2 triệu năm. Đây thuộc loại sao phổ M3 có kích thước gấp 5 lần Mặt trời. Nhiệt độ của nó đạt khoảng 3.090 K.

Các nhà nghiên cứu đã nói trên một bài báo rằng: "Trong lần quan sát này chúng tôi đã phát hiện ra một ngọn lửa có thể nói là siêu năng lượng từ ngôi sao lùn M thứ hai trước MNC NGTS J121939.5-355557".

Theo nghiên cứu, ngọn lửa này có năng lượng khoảng 3,2 undecillion erg và biên độ tối đa là 7,2. Các nhà thiên văn học lưu ý rằng năng lượng này lớn hơn tất cả các vụ nổ trước đó được quan sát bằng kính viễn vọng không gian Kepler của NASA và có thể so sánh với năng lượng phát ra bởi siêu năng lượng sao G cao nhất.

Hơn nữa, trong đỉnh bùng phát, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các xung kích thước đa thức đáng kể (QPPs).

Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng bởi thực tế các xung động tạo ra nguồn năng lượng như vậy thường được chỉ quan sát thấy trong các nguồn pháo sáng từ Mặt trời, còn ở các sao rất hiếm.

Các nhà khoa học đã đo được mức độ hoạt động của các nguồn pháo sáng ở vào khoảng 320 và 660 giây, với biên độ dao động là 0,1.

Trong kết luận, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc khảo sát thời gian dài như NGTS trong việc tìm kiếm các sự kiện năng lượng cao như ngọn lửa trong NGTS J1219-3555.

Chính nhờ các cuộc nghiên cứu và khảo sát này sẽ nâng cao tầm hiểu biết của con người tới sự hình thành và khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh giống Trái đất trên các ngôi sao loại M.

(Theo Phys)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại