Ngôi mộ này sẽ là nơi chôn lấp rác thải hạt nhân vĩnh viễn.
Ngôi mộ này sẽ nằm sâu bên dưới một vùng nông thôn ở phía tây đất nước. Bãi xử lý hạt nhân vĩnh viễn được gọi là Onkalo, trong tiếng Phần Lan có nghĩa là "hố sâu". Nếu không có gì trục trặc trong vòng vài năm tới, địa điểm này sẽ trở thành nơi chứa các thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng được bọc trong thùng đồng trong 100.000 năm tới.
Có hơn 400 nhà máy điện hạt nhân được đặt trên khắp thế giới. Mặc dù con số cao như vậy, nhưng hiện tại thế giới vẫn chưa có một bãi xử lý hạt nhân vĩnh viễn. Thay vào đó, chất thải hạt nhân đã được lưu trữ trong nhiều loại bể chứa khác nhau hoặc biến thành thủy tinh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Nhật Bản thậm chí đã có kế hoạch đổ chất thải hạt nhân ra đại dương.
Mặc dù các phương án lưu trữ này hoạt động đủ tốt trong một thời gian ngắn, nhưng việc có một nơi lâu dài để lưu trữ chất thải nguy hiểm này đã trở thành ưu tiên của đất nước Phần Lan trong vài thập kỷ qua.
Và do các vùng nông thôn rộng lớn của Phần Lan và đường bờ biển rộng lớn, đất nước này có một nơi hoàn hảo để đặt cả lò phản ứng và nơi lưu trữ hạt nhân vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới: một hòn đảo nhỏ với chỉ đủ người ở gần đó để mọi thứ hoạt động. Đó là Olkiluoto, ngoài khơi làng quê Eurajoki.
Nhờ đặc điểm địa lý tự nhiên đặc biệt, với một vùng nông thôn rộng lớn cùng đường bờ biển dài, Phần Lan có một nơi hoàn hảo để đặt cả lò phản ứng và nơi lưu trữ hạt nhân vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới. Cả ba nhà máy điện hạt nhân với khả năng cung cấp gần 40% điện năng cho cả nước, đều đặt trên hòn đảo Olkiluoto, nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây.
Nhưng quốc gia này không dừng lại ở việc chỉ tạo ra năng lượng ở đây. Nhờ có tầng đá móng khá sâu bên dưới hòn đảo, đây là nơi Phần Lan có kế hoạch chôn chất thải hạt nhân của mình, gần 500 mét dưới bề mặt trong một bãi xử lý hạt nhân vĩnh viễn.
Ống trụ ở giữa là thang máy có thể được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.
Nước là kẻ thù của chất thải hạt nhân. Vì vậy, họ đã xây dựng địa điểm này ở nơi có lớp đá dày đặc, kín nước. Đây cũng là một lý do khác khiến nó bị chôn vùi sâu như vậy. Nơi đây cũng có vị trí chiến lược do cách xa với hai đường đứt gãy địa hình gần đó, điều này sẽ giúp tránh mọi vấn đề về động đất.
Nhưng khu xử lý hạt nhân vĩnh viễn của Phần Lan không chỉ dựa vào lớp đá kín nước để giữ cho chất thải được đảm bảo. Trước tiên, họ sẽ lưu trữ các chất thải hạt nhân trong một bình đựng bằng gang. Sau đó, họ sẽ đưa vào bình đó một lớp khí trơ argon. Cuối cùng, nó sẽ được bọc lại toàn bộ bởi một chiếc thùng bằng đồng. Thùng sau đó được hàn kín, khóa chất thải hạt nhân bên trong.
Tất nhiên, vẫn còn một số lo ngại về vấn đề ăn mòn, nguyên nhân là do oxy hòa tan trong nước. Nhưng các chuyên gia tại Posiva Solutions, một công ty liên quan đến khu xử lý hạt nhân vĩnh viễn tại Olkiluoto, đã có giải pháp. Họ nói rằng bất kỳ phần nước nào lọt vào thùng cũng sẽ bị tiêu thụ bởi vi khuẩn và các tác nhân khác tác động lên nước. Điều này sẽ ngăn chặn bất kỳ sự ăn mòn nào mà nó có thể gây ra.
Phần Lan không phải là quốc gia đầu tiên thử tạo các bãi xử lý hạt nhân vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây nhiều khả năng sẽ là nơi đầu tiên thành công. Mỹ và Pháp đều đã cố gắng tạo ra các địa điểm tương tự như ở Olkiluoto. Tuy nhiên, những dự án này thường gặp vấn đề do thiếu sự chấp nhận của cộng đồng.
Tuy nhiên, với Phần Lan, người dân sống trên đảo đã rất thoải mái với năng lượng hạt nhân. Nhiều người trong số họ thậm chí đã làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân gần đó. Do đó, họ có một tư tưởng thoải mái và kiến thức tốt về cách thức hoạt động của năng lượng hạt nhân. Họ chấp nhận nó và sẵn sàng chấp nhận sự tồn tại của một khu xử lý hạt nhân vĩnh viễn ở gần mình.
Posivia đang lên kế hoạch chạy thử nghiệm lần cuối cùng cho địa điểm này vào năm 2023. Công ty hy vọng sẽ bắt đầu lấp đầy rác thải hạt nhân từ năm 2024 hoặc 2025. Đơn vị này hy vọng địa điểm sẽ là nơi lưu trữ an toàn và bảo mật cho chất thải hạt nhân trong ít nhất 100.000 năm tới.
Tham khảo Gizmodo