Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến có một ngôi làng cổ bằng đá cuội với lịch sử 200 năm. Đây là một quần thể công trình dân cư được xây dựng từ thời Hoàng đế Gia Khánh của nhà Thanh. Toàn bộ ngôi làng được bao quanh bởi những bức tường, bên trong là những ngôi nhà nhỏ được xây từ đá cuội. Những viên đá có hình thù và màu sắc, dưới ánh nắng mặt trời trở nên lấp lánh rất đẹp.
Sự cổ kính của ngôi làng nhỏ này nhìn từ xa rất đẹp. Phần lớn loại đá mà người dân sử dụng có màu đỏ sẫm, xen kẽ thêm những viên màu vàng, xám, đen… khiến cả làng giống như một bảng màu.
Khi nhìn kỹ từng bức tường, bạn sẽ thấy những viên đá có kích thước to bằng đầu người nhưng cũng có viên nhỏ bằng lòng bàn tay, sắp xếp một cách tùy ý tạo nên bức tường đầy màu sắc. Người ta cho rằng, đá cuội bị oxy hóa theo thời gian trở nên có màu đỏ sẫm. Bức tường cũng không bằng phẳng, có vô số chỗ lồi lõm đậm chất nghệ thuật.
Hiện nay, ngôi làng cổ này vẫn còn cư dân sinh sống. Ngoài nhà ở, bên trong ngôi làng còn có đền thờ, tượng đài, mộ liệt sĩ, suối, bể chứa nước lớn và nhiều cảnh quan khác nhau. Mỗi nơi đều có điểm hấp dẫn riêng và rất thú vị.
Có 2 nơi không thể bỏ qua khi đến ngôi làng này là một cây long não 700 năm tuổi và 1 tòa tháp. Cây long não cành lá xum xuê, che phủ nhiều nhà dân, là biểu tượng của ngôi làng.