Ngoài mức lương tới 234 triệu đồng/tháng, chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an có đãi ngộ gì?

Thái Hà |

Chính sách đãi ngộ này nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2025 quy định một số chế độ, chính sách đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt. Đáng chú ý, Chính phủ cho phép người đại diện theo pháp luật của các cơ sở này được thuê tổng công trình sư theo 2 hình thức, gồm hợp đồng lao động; thuê khoán hoặc hợp tác tư vấn.

Cơ chế trả lương và thưởng, đĩa ngộ được thiết kế dựa trên nguyên tắc linh hoạt, bám sát yêu cầu công việc, năng lực chuyên môn và đóng góp thực tế của từng cá nhân. Người đại diện theo pháp luật có toàn quyền quyết định mức lương, thưởng và các lợi ích khác phù hợp với mặt bằng tiền lương chung của thị trường trong các ngành, nghề tương ứng.

Ngoài mức lương tới 234 triệu đồng/tháng, tổng công trình sư ở Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an có đãi ngộ gì? - Ảnh 1.

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là cơ sở được đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập hoặc phê duyệt chủ trương thành lập hoặc Bộ Quốc phòng được giao quản lý, làm nòng cốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp.

Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt là cơ sở được đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập hoặc phê duyệt chủ trương thành lập hoặc Bộ Công an được giao quản lý, làm nòng cốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại