Cách đây chưa lâu, nhân viên tại Cục bảo vệ động vệ hoang dã Oklahoma đã chia sẻ hình ảnh chú cá sấu ngoi lên mặt nước lạnh giá. Sau đó, bức ảnh này nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ.
Theo Jena Donnell - chuyên gia thuộc Cơ quan Bảo tồn Động vật hoang dã Oklahoma (ODWC): “Hành vi nhô mõm của cá sấu là hoàn toàn bình thường. Khi mặt nước bị đóng băng, cá sấu sẽ đục thủng một vài lỗ băng để tìm kiếm không khí.”
Cá sấu có cơ thể vô cùng đặc biệt, gọi là phản ứng “đóng băng” giúp chúng tồn tại và sống sót qua mùa giá lạnh. Phản ứng này gắn liền với việc ngủ đông của loài bò sát. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại, chúng trở nên lười biếng và mặc kệ bản thân trôi dạt như xác chết, nhưng mõm của chúng vẫn luôn giữ trên mặt nước lạnh.
Những con cá sấu ở Khu vực quản lý động vật hoang dã Red Slough của Oklahoma.
Cá sấu là loài động vật máu lạnh, chúng có thể tùy chỉnh nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường. Đó là lý do vì sao chúng hay thích phơi mình trên nắng hoặc chui vào hang. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi nhiệt độ có thể làm đóng băng mặt nước, cá sấu rất ít phơi nắng bên ngoài vì nhiệt độ bên ngoài còn lạnh hơn trong nước băng.
Chúng sẽ không chịu vào hang mà ở luôn vị trí mình bị mắc kẹt trong băng và đục lỗ trên mặt băng để hít đủ không khí. Nếu nước lạnh chưa đủ để đóng băng, chúng sẽ tìm kiếm vùng nước nông hoặc vùng nước có nhiệt độ cao hơn và lui đến.
Tuy nhiên, không phải các con cá sấu đều có đủ khả năng để tồn tại qua cái lạnh giá. Phần lớn cá sấu trưởng thành đầu có thể sống qua mùa lạnh, còn những con cá sấu non sẽ dễ chết đi trong những đợt lạnh giá.