Ngỡ ngàng vì cách học sinh xưng hô với mình, cô giáo phải lên mạng xin cách nói lại cho hợp lý

Hiểu Đan |

Cô giáo "sốc" đến nỗi phải xin ý kiến đồng nghiệp còn cư dân mạng được một phen cười lăn lộn.

Nhiều người thường bảo trẻ con thì không biết gì. Tuy nhiên, những đứa trẻ hấp thụ kiến thức từ môi trường xung quanh, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trẻ cũng có thể sao chép y chang lời nói, hành động đó vào hoạt động thường ngày của mình.

Như mới đây, một cô giáo đã chia sẻ tình huống tréo ngoe khiến dân tình cười vỡ bụng. Theo đó, khi trò chuyện với cô giáo, thay vì gọi cô như thông thường, một học sinh lại gọi là... "giáo chủ".

Ngỡ ngàng vì cách học sinh xưng hô với mình, cô giáo phải lên mạng xin cách nói lại cho hợp lý- Ảnh 1.

Cô giáo này dự đoán, có lẽ học sinh này ở nhà đã được xem quá nhiều phim kiếm hiệp nên mới nghĩ tới cách xưng hô như vậy.

Giáo chủ là người sáng lập ra một tôn giáo (hoặc một môn phái). Cô giáo này dự đoán, có lẽ học sinh này ở nhà đã được xem quá nhiều phim kiếm hiệp nên mới nghĩ tới cách xưng hô như vậy.

Một số giáo viên cũng đóng góp những tình huống bá đạo không kém: "Xưa mình vào lớp tụi nhỏ còn hô "Hoàng thượng giá lâm!". Mình cũng nói theo "Các khanh bình thân!", cả lớp "tạ bệ hạ" xong cả ngày hôm đó lớp học rất vui vẻ. Mình thấy thỉnh thoảng đùa 1 chút cũng làm không khí bớt căng thẳng mà"; "Còn mấy đứa lớp này cứ gọi mình là đại ca còn không thì sư phụ. Mình cũng trêu lại: Ok hảo đồ đệ có gì hỏi sư phụ không?!! Kệ, vui vui một tí mà mấy bạn gần gũi chứ xa cách quá thì sao nắm bắt tâm tư các bạn được. Nói vậy chứ các bạn hay lắm nhé, phân biệt hết khi nào giỡn khi nào nghiêm túc nên hầu như trong giờ học cũng không láo nháo nhây nhớt bao giờ".

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng ngay từ đầu thầy cô cần thiết lập quy tắc rõ ràng. Đây là lớp học, mối quan hệ giữa cô và các bạn là cô giáo và học sinh. Trong môi trường này cô chỉ chấp nhận các bạn gọi cô là cô giáo. Trong trường hợp này, giáo viên nên bày tỏ thái độ không đồng tình rõ ràng.

Câu chuyện khiến cư dân mạng được một phen xả stress, nhưng nhiều người cũng cho rằng, điều này cũng cảnh báo các phụ huynh nên lưu ý hơn đến môi trường trưởng thành của con cái.

Phần lớn bố mẹ hay nghĩ rằng, con cái dễ bị nhiễm các từ xấu ở môi trường lớp học hoặc bạn bè, nhưng thực sự, rất nhiều những từ ngữ tiêu cực là các con học từ chính cha mẹ mình. Gia đình là môi trường, trường học ban đầu rất quan trọng với trẻ nhỏ.

Ông bà, bố mẹ, thậm chí là những người hàng xóm chính là những tấm gương gần gũi nhất để bé học tập và noi theo ngay từ khi con nhỏ. Đứa trẻ sẽ "âm thầm" quan sát và theo dõi sau đó, các con sẽ bắt chước y nguyên thái độ, lời lẽ và thậm chí cả cách bạn thể hiện cảm xúc khi nói chuyện với ai đó.

Bên cạnh đó, hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn những video độc hại cho trẻ em xuất hiện trên mạng xã hội. Đây thực sự là ẩn họa khôn lường, nếu thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng cũng như của chính các phụ huynh.

Trẻ em là đối tượng chưa được phát triển hoàn thiện nhân cách, nhận thức. Thế nên, những video này sẽ từ từ đi sâu vào tiềm thức, khi trẻ bị kích thích sẽ hành động theo tiềm thức có sẵn, và dễ gây nguy hiểm cho chính bản thân trẻ cũng như những người xung quanh.

Các bậc phụ huynh chỉ cần bỏ thêm vài tiếng đồng hồ để chọn lọc, tải về các clip thật sự sạch, phim giáo dục, phim hoạt hình kinh điển, clip của chính các con múa hát, tập đọc, video gia đình đi dã ngoại, du lịch...; là có thể xây dựng được một "màng lọc" nội dung cho con mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại