Nghiên cứu mới vừa đưa ra một mức trần dự kiến cho tuổi thọ của con người: chúng ta có thể sống tới ít nhất 130 tuổi và thậm chí có thể lâu hơn nữa, nhưng khi tuổi thọ ngày một cao, tỷ lệ sống sót của chúng ta lại càng giảm. Tuy nhiên, báo cáo vẫn đưa ra một kết luận ít nhiều gây tranh cãi về khả năng "sống mãi" của con người".
Đã từ lâu, con người đã cố gắng đi tìm giới hạn của tuổi thọ con người, và tất cả những phỏng đoán, những khảo sát đều thu hút những ý kiến trái chiều. Nhiều nghiên cứu gần đây đưa nhận định con người có thể sống tới 150 tuổi, thậm chí mạnh dạn khẳng định trên lý thuyết, tuổi tác con người không có giới hạn trên.
Cụ Kane Tanaka, "cây đại thụ" của nhân loại hiện tại.
Dựa trên dữ liệu mới có được về nhóm những người có tuổi đời trên 105 và trên 110, nghiên cứu mới được đăng tải trên Royal Society Open Science góp thêm ý kiến vào cuộc tranh luận ngày một gay gắt. Đúng là tỷ lệ tử vong của chúng ta tăng dần trong suốt cuộc đời một người, phân tích mới chỉ ra tỷ lệ tử vong dần dần ổn định về sau, và sẽ giữ ở khoảng 50-50.
“Nếu đồng xu ngửa, bạn sẽ sống được tới ngày sinh nhật tiếp theo và nếu không, bạn sẽ qua đời vào lúc nào đó trong vòng một năm tiếp theo”, giáo sư nhận định.
Dựa trên số dữ liệu có được, nghiên cứu chỉ ra một người có thể sống tới ít nhất 130 tuổi, nhưng cũng theo chúng, có thể sử dụng phép ngoại suy để luận ra rằng “không có giới hạn cho tuổi tác của con người”. Nghiên cứu mới kết luận đầy táo bạo như vậy đó, nhưng vẫn ăn khớp với những bản phân tích dữ liệu với đối tượng người cao tuổi.
“Nghiên cứu này củng cố những kết luận trước, khiến chúng chính xác hơn vì đã có thêm nhiều bằng chứng hậu thuẫn”, giáo sư Davison nói.
Bộ dữ liệu đầu tiên là kết quả nghiên cứu mới được Cơ sở dữ liệu về Tuổi thọ Quốc tế công bố, đã khảo sát hơn 1.100 người trên 110 tuổi tới từ 13 quốc gia. Bộ dữ liệu thứ hai do các nhà nghiên cứu Ý tổng hợp, theo dõi tất cả những người trên 105 tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 1/2009 tới tháng 12/2015.
Cụ Jeanne Calment, người cao tuổi nhất thế giới được lịch sử ghi lại.
Theo lời giáo sư Davison, nghiên cứu sử dụng phép ngoại suy từ số dữ liệu đã có là cách tiếp cận vấn đề rất logic. “Bất cứ nghiên cứu nào về tuổi thọ, dù là dữ liệu thống kê hay về khía cạnh sinh học, đều có liên quan tới phép ngoại suy hết”.
Đầu tiên, nghiên cứu này dựa trên những người đã đạt được thành tựu thọ trên 100 tuổi. Ở tuổi thứ 110, tỷ lệ chạm ngưỡng 130 tuổi là “một phần một triệu … không phải bất khả thi, nhưng rất khó xảy ra”, giáo sư Davison nhận định. Ông cho rằng chúng ta sẽ có người đầu tiên chạm ngưỡng 130 tuổi trong thế kỷ tới, khi mà ngày một nhiều người đang vượt mốc 110 tuổi. Cái tỷ lệ “một phần một triệu” kia ngày càng khả thi hơn.
Ở thời điểm hiện tại, người già nhất lịch sử ghi lại được của con người là một phụ nữ người Pháp. Bà Jeanne Calment đã qua đời năm 1997, hưởng thọ 122 tuổi. Khi kỷ lục này được thiết lập, nhiều người đã tỏ vẻ hoài nghi nhưng với một nghiên cứu chuyên sâu năm 2019, kỷ lục này đã được xác nhận.
Cá nhân thọ nhất vẫn còn sống là một phụ nữ Nhật Bản, bà Kane Tanaka. Ở tuổi 118, bà sẽ phải sống hạnh phúc vài năm nữa trước khi được ghi vào sử sách với tư cách cá nhân cao tuổi nhất giống loài.