Phát hiện nghĩa địa cá voi 'hiếm' dưới đáy biển Nam Cực.
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Kathrin Bolstad tại Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) đứng đầu vừa tình cờ phát hiện xác cá voi chết trong một cuộc thám hiểm.
Nhận thấy đây là một phát hiện hiếm có, họ đã dùng máy quay để ghi lại các đoạn video có độ phân giải cao để tiến hành phân tích.
Cảnh quay xác cá voi dưới đáy đại dương Nam Cực.
Nghĩa địa cá voi được phát hiện ở độ sâu 945m ngoài khơi Bán đảo Tây Nam Cực. Vị trí này là điều làm cho khám phá trở nên bất thường hơn.
Bộ xương của cá voi có kích thước rất lớn—chỉ riêng hộp sọ đã dài khoảng 2m. Các nhà nghiên cứu xác định con cá voi này thuộc loài cá voi minke ở Nam Cực, một loài có thể cao tới khoảng 10,7m.
Giáo sư Bolstad cho biết bộ xương có lẽ đã ở dưới đáy biển khoảng một đến hai năm. Vào thời điểm đó, xác chết cá voi đã bị một hệ sinh thái thủy sinh phong phú xâm chiếm. 'Hầu hết các nghĩa địa cá voi sẽ có hàng chục, có thể hàng trăm loài khác nhau đang tận dụng nguồn thức ăn bất ngờ này'.
Để quan sát hệ sinh thái phong phú này, ông Bolstad và nhóm đã dành ra hai giờ quay phim HD, sau đó phân tích chi tiết để xác định các loài khác nhau hiện có. Trong số đó có bọ chét biển, giun lông và chất nhầy cho thấy sự hiện diện của một loại giun ăn xương.
Cận cảnh xác cá voi được bao phủ trong hệ sinh thái độc đáo của sinh vật biển.
Xác của một con cá voi chết thu hút nhiều loài khác nhau, trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho các loài sinh vật sống dưới biển sâu. Cuối cùng, chúng chỉ còn là một bộ xương không.
Xác cá voi như một nguồn thức ăn trong nhiều thập kỷ trong hệ sinh thái đại dương.
'Vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về cá voi, bao gồm nhiều loài chưa được khoa học biết đến.' Bolstad chia sẻ. Đoạn phim đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình cá voi phân huỷ và các loài sinh vật khác cùng tồn tại dưới đáy đại dương.
Theo Newsweek