Ngày này năm xưa: Võ Tắc Thiên ra đời, để lại một lịch sử lẫy lừng và ngay cả khi chết, người canh mộ vẫn tuyệt đối không được làm điều này nếu không sẽ gặp phải tai ương ngập đầu

Thuỳ Bảo |

Ngày này năm xưa, 17/2, Võ Tắc Thiên - vị nữ vương lừng danh của Trung Quốc ra đời. Cho đến nay, xung quanh bà vẫn còn vô vàn bí ẩn chưa được giải đáp.

Ngày này năm xưa: Võ Tắc Thiên ra đời, để lại một lịch sử lẫy lừng và ngay cả khi chết, người canh mộ vẫn tuyệt đối không được làm điều này nếu không sẽ gặp phải tai ương ngập đầu - Ảnh 1.

Nữ hoàng đế của Trung Quốc

Võ Tắc Thiên, hay còn gọi là Võ Mị Nương, sinh ngày 17/2/624, đúng ngày này 1399 năm trước, trong một gia đình quyền quý. Vào khoảng năm 637, bà được đưa vào cung và trở thành Tài Nhân của vua Đường Thái Tông. Trong khoảng thời gian này, bà đã gặp thái tử Lý Trị và có mối quan hệ mật thiết với vị vua tương lai này.

Năm 649, khi vua Đường Thái Tông băng hà, Lý Trị lên ngôi và lấy hiệu là Đường Cao Tông. Theo luật lệ, lúc này, Võ Tắc Thiên phải xuống tóc đi tu tại Cảm Nghiệp Tự. Tuy nhiên, vào ngày giỗ của tiên đế, hoàng đế Lý Trị đến ngôi chùa này để tế bái và gặp lại Võ Tắc Thiên.

Sau đó, vào năm 651, ông cho đón bà về cung và phong làm Chiêu Nghi. Lúc này bà đã hạ sinh một hoàng tử. Từ khi về cung, bà đã bị nhiều triều thần phản đối do là phi tử của tiên đế.

Tuy nhiên, từ ngày trở về, Võ Tắc Thiên được vua vô cùng sủng ái. Đến năm 655, bà được phong làm hoàng hậu. Là một người có trí thông minh xuất sắc, bà đã đưa ra một số lời khuyên để hỗ trợ việc triều chính cho vua Đường Cao Tông, từ đó âm thầm thâu tóm quyền lực.

Năm 660, Vua Đường Cao Tông bị bệnh, Võ hậu lúc này đã buông rèm nhiếp chính, mở ra một con đường bành trướng quyền lực. Dù lần lượt hai người con trai của Võ Tắc Thiên lên ngôi nhưng bà đều không hài lòng.

Với tham vọng lớn, đến tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên đã chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Bà trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được công nhận.

Ngày này năm xưa: Võ Tắc Thiên ra đời, để lại một lịch sử lẫy lừng và ngay cả khi chết, người canh mộ vẫn tuyệt đối không được làm điều này nếu không sẽ gặp phải tai ương ngập đầu - Ảnh 3.

Ngôi mộ có vô vàn truyền thuyết, đến nay thế giới vẫn chưa thể lý giải

Cho đến nay, lăng mộ của Võ Tắc Thiên và vua Đường Cao Tông vẫn còn là một ẩn số với hậu thế sau này. Lăng mộ có tên là Càn Lăng, nằm tại một quả đồi phía bắc sông Vị, khu vực núi Lương Sơn, thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Lăng mộ có quy mô rất lớn, được xây từ năm 684 và mất 23 năm để hoàn thành. Thời điểm xây lăng là thời kỳ thịnh trị của nhà Đường. Theo khảo sát khảo cổ, tổng diện tích lăng mộ khoảng 2,3 triệu mét vuông.

Đi vào sâu bên trong lăng mộ là tấm bia khổng lồ cao 7,5m, nặng gần 100 tấn, trên đó không ghi bất kỳ ký tự nào, được gọi là “Vô tự bia”. Đối với tấm bia này, người đời còn nhiều thắc mắc về nguyên nhân tại sao Võ Tắc Thiên lại lập tấm bia không chữ đó.

Bên cạnh đó, hậu nhân có tương truyền rằng trong lăng mộ này có rất nhiều bảo vật quý giá. Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ học, số vàng bồi táng trong mộ ước tính có thể lên tới 500 hoặc 800 tấn vàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều các sản phẩm gốm sứ thời Đường đắt giá, tranh vẽ, vải quý, vòng ngọc,...

Ngày này năm xưa: Võ Tắc Thiên ra đời, để lại một lịch sử lẫy lừng và ngay cả khi chết, người canh mộ vẫn tuyệt đối không được làm điều này nếu không sẽ gặp phải tai ương ngập đầu - Ảnh 5.

Chính bởi điều này, sau khi được xây dựng, Càn Lăng đã trải qua rất nhiều vụ trộm mộ. Nhiều chuyên gia cho rằng, có 17 cuộc trộm mộ quy mô lớn đã diễn ra nhưng kết cục đều không thu hoạch được gì, thậm chí những kẻ trộm còn mất mạng.

Lần đầu có người dám đánh phá khu lăng mộ này là quân của Hoàng Sào vào cuối triều đại nhà Đường. Cụ thể, Hoàng Sào đã sai 400.000 binh lính đến đào bới và khai quật ngọn đồi nơi Võ Tắc Thiên và nhà vua Đường Cao Tông an nghỉ nhưng không hề tìm thấy cửa lăng mộ ở đâu dù đào sâu đến 40-50 mét.

Lần thứ hai không lâu sau đó là vào giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc. Có viên Tiết độ sứ là Ôn Thao đã tiến hành xâm phạm mộ Võ Tắc Thiên. Người này là mộ tặc khét tiếng khi đã đào thành công 17 ngôi mộ của hoàng tộc nhà Đường.

Tuy nhiên, có truyền thuyết kể rằng, khi Ôn Thao và tùy tùng đến đào bới mộ nữ hoàng đế, xung quanh đã xảy ra rất nhiều hiện tượng kỳ lạ như gió nổi, mây đen kéo mù mịt và sấm chớp. Nhiều người trong đội ngũ khai quật còn mất mạng.

Chưa hết, theo một số nguồn thông tin, có một người đàn ông họ Ngô ở Trung Quốc là hậu duệ của người canh giữ lăng mộ. Ông cho biết, tổ tiên của mình trong nhiều thế hệ đều truyền lại cho con cháu câu nói: "Không bao giờ được phép động vào Càn Lăng, nếu không người canh giữ lăng mộ sẽ gặp phải tai ương". Ông cũng cho rằng, mọi đồ trong lăng đều là văn vật, bất kỳ ai động vào đều trở thành tội nhân thiên cổ.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại