Ngày đêm nghiên cứu, vị giáo sư phát hiện quái vật hồ Loch Ness có thể là "của quý" cá voi

ĐỨC 2 XÍCH |

"Người đi biển thời xưa thường có xu hướng drama hóa những câu chuyện mà họ nhìn thấy" - Nhà khoa học cho biết.

Sau nhiều năm nỗ lực không thành công trong việc xác định danh tính của Quái vật hồ Loch Ness, một giáo sư cho rằng điều này có thể là do chú Nessie (tên thân mật quái vật hồ Loch Ness) thực chất có thể là dương vật của cá voi!

Một giáo sư người Anh có tên Michael Sweet tuyên bố rằng có thể rất nhiều người đã nhìn nhầm "của quý" cá voi trong mùa sinh sản và cho rằng đó là Nessie.

Vị giáo sư này đã đăng tải lý thuyết kỳ lạ này lên Twitter và nói với hàng nghìn người theo dõi của mình: "Người đi biển thời xưa thường có xu hướng drama hóa những câu chuyện mà họ nhìn thấy".

Ngày đêm nghiên cứu, vị giáo sư phát hiện quái vật hồ Loch Ness có thể là của quý cá voi - Ảnh 1.

Hình ảnh quái vật hồ Loch Ness.

"Và đây chính là nguyên nhân bắt nguồn của nhiều câu chuyện về quái vật biển. Những quái thú có xúc tu và kỳ dị trồi lên từ mặt nước - tạo niềm tin cho một thứ gì đó nham hiểm hơn ẩn nấp bên dưới mặt nước. Tuy nhiên, đó chỉ có thể là cá voi".

Ông này cho rằng do thủy thủ thời xưa thường hay được hỏi về những trải nghiệm chu du trên biển. Điều này đã khiến nhiều người tô vẽ các chi tiết khiến những người sống trên cạn tin rằng bên dưới mặt nước là vương quốc của các loài quái vật.

Nguyên nhân do cá voi thường giao phối theo bầy đàn, vì vậy trong khi một con đực đàn bận rộn với con cái thì những con đực còn lại thường có xu hướng đưa "của quý" lên khỏi mặt nước trong khi bơi xung quanh chờ đến lượt mình.

"Một nhóm cá đực sẽ cố gắng chiến đấu để giành quyền giao phối. Một nhóm cạnh tranh có thể chỉ có một số ít cá voi hoặc một nhóm lớn hơn 12-15".

Giáo sư Sweet, người tự hào có hơn 10.000 người theo dõi trên Twitter, đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều về lý thuyết này.

Trong khi một người viết: "Đây có thể là một tình tiết hay nhất trong lịch sử".

Nhưng một người đàn ông tự xưng là Charles Paxton - tác giả của bài báo nghiên cứu khám phá lý thuyết này, đã phản hồi lại dòng tweet và xác nhận rằng loài rắn biển là hoàn toàn có thật, và nó cũng đã từng bị nhầm lẫn với cá voi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại