Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên

Lưu Ly |

Đây là ngành học quan trọng, tham gia vào sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành này ở Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian tới.

Ngành Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ Nano là ngành học còn khá mới lạ tại Việt Nam. Kỹ thuật vi điện tử hiểu đơn giản là quá trình thiết kế, lên kế hoạch để tổ chức sản xuất vi mạch tích hợp cùng các linh kiện điện tử sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ màng mỏng và công nghiệp xử lý siêu sạch.

Còn công nghệ nano là nghiên cứu, ứng dụng phát triển các hệ vật liệu và linh kiện ở kích thước nano mét. Công nghệ nano sẽ giúp làm giảm kích thước để tăng mật độ tích hợp và hiệu suất của các linh kiện điện tử, quang tử sử dụng.

Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên- Ảnh 1.

Đây là ngành học nghiên cứu để ứng dụng cho tương lai

Vì vậy ngành kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano là ngành học phát triển và sản xuất các linh kiện điện tử, vi mạch với quy mô lớn, mang đến hiệu năng cao như: các chip lai, IoT, pin mặt trời, chip LED, pin nhiên liệu và các linh kiện vi điện tử hiện đại nhất.

Sinh viên theo học chuyên ngành Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano sẽ được tranh bị kiến thức tổng quan về đặc tính vật liệu và quy trình chế tạo, sử dụng trong sản xuất các thiết bị vi điện tử, thiết kế mạch, tích hợp cấp hệ thống, điều khiển tự động, cảm biến, Internet vạn vật (IoT),...

Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên- Ảnh 3.

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano sẽ được trang bị kiến thức toàn diện

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị đầy đủ kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm chuyên dụng để thiết kế và mô phỏng các thiết bị vi điện tử, kiến thức về công nghệ màng mỏng, công nghệ bán dẫn,... cùng các kỹ năng lập kế hoạch cho dự án và giải quyết vấn đề, bồi dưỡng khả năng tiếng Anh để phát triển bản thân trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay.

Hiện nay, nhờ có định hướng phát triển Công nghiệp Bán dẫn của Chính Phủ và sự đầu tư của rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn vào Việt Nam, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này đang ngày càng gia tăng. Sinh viên ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, việc làm đa dạng và nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.

photo-1722220183724

Hiện nay, các nước đang thi nhau "chạy đua" để phát triển công nghiệp bán dẫn, chế tạo chip, sản xuất các thiết bị điện tử. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano có cơ hội việc làm hấp dẫn với thu nhập ấn tượng.

Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên- Ảnh 6.

Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này

Lĩnh vực Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano là lĩnh vực tiên phong cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong một hội thảo với chủ đề "Thực trạng và giải pháp đào tạo nhân lực và nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn Việt Nam tới năm 2045" đã chỉ ra dù đây được xem là ngành công nghiệp tỷ USD nhưng nước ta đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, Việt Nam đang cần thêm khoảng 5.000 đến 10.000 kỹ sư mỗi năm, và dự kiến sẽ cần đến 50.000 chuyên gia có trình độ đại học trở lên trong vòng 10 năm tới.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano có thể trở thành kỹ sư thiết kế-chế tạo Chip và linh kiện điện tử/ bán dẫn, Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D), Kỹ sư quản lý sản xuất (PE), Kỹ sư quản lý chất lượng (QA), Kỹ sư vận hành sản xuất Chip và các linh kiện, thiết bị điện tử-bán dẫn, tham gia vận hành dây chuyền, móc, thiết bị khoa học hay trở thành nhà tư vấn, quản lý trong các dự án (doanh nghiệp) điện tử, vi điện tử, công nghệ nano và các công nghệ khác tương đương,...

Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên- Ảnh 7.

1 góc trong nhà máy lắp ráp thử nghiệm vi mạch điện tử của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam

Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp ngành này sẽ có mức khởi điểm từ 13 đến 17 triệu đồng. Tùy theo các yếu tố về kinh nghiệm, môi trường, mức lương có thể thay đổi. Với kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm, thu nhập có thể lên tới 1 - 1,5 tỷ đồng/năm tùy theo vị trí việc làm.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập hiện nay nếu có vốn tiếng anh chắc chắn cùng kiến thức chuyên ngành tốt có thể ra nước ngoài làm việc dễ dàng.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (US Bureau of Labor Statistics), một kỹ sư công nghệ nano có thể hưởng mức lương trung bình khoảng 87.690$ (khoảng 2,2 tỷ đồng)/ năm, và đặc biệt những người làm việc trong lĩnh vực điện tử có thể có mức lương lên đến 93.260$ (khoảng 2,36 tỷ đồng)/ năm.

Ngành học “vạn năng” chỉ có ở ĐH Bách Khoa, thiếu tới 10.000 nhân lực/năm: Sinh viên ra trường không lo thiếu việc, lương năm tới 1,5 tỷ đồng, đi nước ngoài thường xuyên- Ảnh 8.

Cơ hội rộng mở cho sinh viên ngành kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano

Hiện nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục duy nhất và tiên phong tại Việt Nam đào tạo ngành Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano trong nước.

Theo đó, năm 2023, trường có hai hình thức xét tuyển là xét điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy với số điểm lần lượt là 26,18 và 63,66.

Dự kiến trong năm 2024, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ chỉ lấy 140 chỉ tiêu với ngành Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano với 3 tổ hợp xét tuyển là A00, A01, D07.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại