Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản

T.Dương |

Vậy là thêm một cái tên nữa không thể sống sót trước lưỡi hái tử thần mang tên thương mại điện tử.

Cách đây không lâu, thông tin Forever 21 đệ đơn xin phá sản đã gây sốc và gây tiếc nuối cho không ít người. Từ một cái tên đình đám trong làng thời trang nhanh, biểu tượng của giới trẻ, giờ đây F21 chỉ còn là bài học thất bại cay đắng cho giới kinh doanh.

Nhưng dường như những ngày u ám của ngành bán lẻ chưa dừng lại ở đó khi một cái tên đình đám khác cũng vừa nộp đơn phá sản. Đó là Barneys New York, chuỗi trung tâm mua sắm thời trang, biểu tượng xa xỉ của New York.

Theo Business Insider, ngày 31/10, thẩm phán Cecelia G. Morris đã phê duyệt một thỏa thuận cho Tập đoàn Authentic Brand để mua lại Barneys. Theo đó, dự kiến tất cả các cửa hàng sẽ đều bị đóng cửa và cấp phép thương hiệu cho Saks Fifth Avenue. Hoạt động bán hàng sẽ chính thức kết thúc vào thứ Sáu này.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 1.

Barneys từ lâu đã trở thành biểu tượng phong cách sống xa xỉ, cao cấp cho giới thượng lưu New York, cũng là nơi yêu thích của những người nổi tiếng và các tín đồ thời trang.

"Cái chết" của Barneys có thể gây bất ngờ nhưng cũng không quá khó hiểu khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do thương mại điện tử bùng nổ, lượng khách hàng mua trực tiếp giảm và giá thuê mặt bằng tăng vọt.

Đây cũng không phải lần đầu tiên thương hiệu này đứng trước bờ vực sụp đổ. Vào năm 1990, Barneys cũng từng lao đao do khủng hoảng tài chính. Hãy cũng nhìn lại hành trình trồi sụt, thăng hoa rồi sụp đổ của biểu tượng New York này.

Từ cửa hàng quần áo nam...

Barneys được sáng lập bởi Barney Pressman tại thành phố New York năm 1923. Nằm trên Seventh Avenue và Đường 17, ban đầu đây là một cửa hàng bán quần áo giảm giá dành cho nam giới. Để có vốn kinh doanh, nhà sáng lập thậm chí phải bán cả nhẫn đính hôn của vợ.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 2.

Barneys ban đầu chỉ bán quần áo nam.

Trong thập kỷ tiếp theo, Pressman tập trung vào thu hút khách hàng bằng những chiến dịch quảng cáo độc đáo, hài hước, điển hình "Calling All Men to Barney's". Vào những năm 1930, cửa hàng của ông đã trở thành công ty quần áo Manhattan đầu tiên sử dụng quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình.

Suốt 30 năm sau đó, Barneys vẫn duy trì là một điểm mua sắm thời trang giá rẻ chỉ dành cho đấng mày râu. Mãi đến khi con trai của Pressman, Fred thừa hưởng công việc kinh doanh thì cửa hàng mới chuyển sang bán lẻ hàng xa xỉ.

… đến biểu tượng xa xỉ của New York

Đến những năm 1970s, Barneys chính thức trở thành một nhá bán lẻ cao cấp. Sau đó, hai người con trai của Fred là Gene và Bob quyết định lấn sân sang thời trang của phái nữ, nhằm thu hút được nhiều khách hàng và doanh nghiệp hơn.

Năm 1976, Barneys củng cố vị thế thống trị của mình bằng việc hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng, ra mắt thương hiệu Armani. Năm 1986, hình ảnh thương hiệu xuất hiện dày đặc trên các tạp chí thời trang cao cấp, đồng hành cùng những siêu mẫu mới nổi như Linda Evangelista, Naomi Campbell và Christy Turlington.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 3.

Barneys hợp tác cùng nhà thiết kế Giorgio Armani để ra mắt thương hiệu Armani.

Cũng trong năm 1986, Barneys thuê Simon Doonan, người được ca ngợi là có công gây dựng nên linh hồn, biểu tượng cho thương hiệu. Ông vẫn là Đại sứ Sáng tạo cho Barneys đến ngày nay.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 4.

Đại sứ Sáng tạo Simon Doonan

Kể từ đó, trung tâm nằm trên Đường 17 trở thành điểm đến phổ biến bậc nhất cho những phụ nữ sành điệu New York. Không chỉ có quần áo, ở đây còn có cả nhà hàng và tiệm làm tóc.

Những năm 1990s đánh dấu bước phát triển mới của Barneys khi thương hiệu vươn mình ra toàn cầu. Nhà bán lẻ bắt đầu mở các địa đểm trên toàn quốc, cũng như tại Nhật Bản. Năm 1993, Barney đã khai trương trung tâm rộng đến 230.000 mét vuông trên Đại lộ Madison.

Theo nhà phê bình thời trang Vanessa Friedman của New York Times, sự kiện này là một "biểu tượng không thể nhầm lẫn cho sự khác biệt và khát vọng: Trung tâm mua sắm mới lớn nhất được xây dựng ở Manhattan kể từ thời kỳ suy thoái, phá vỡ mọi quy tắc."

Sau đó, công ty mở thêm các trung tâm tại Boston, Dallas, Scottsdale, San Francisco và Las Vegas.

Phá sản lần 1

Những năm 1990s cũng đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ xung đột tài chính của Barneys. Một số nhà cung cấp bắt đầu từ chối bán hàng cho công ty do thanh toán trễ. Anh em nhà Pressman chịu áp lực lớn từ đối tác tài chính Nhật Bản, Isetan, Co, do các khoản nợ lớn.

Cũng trong khoảng thời gian này, Barneys mở Warehouse, chấp nhận bán hàng giảm giá.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 5.

Mặc dù anh em nhà Pressman vẫn tiếp tục tổ chức tiệc tùng và ăn mừng, nhưng đằng sau sự hào nhoáng đó, công việc kinh doanh đang ngày càng gặp khó khăn.

Theo tờ New York Times, Pressmans nói với mọi người rằng "kinh doanh rất tuyệt" tại một bữa tiệc Giáng sinh năm 1995, khi thực tế, họ đã đưa ra quyết định nộp đơn xin phá sản. Là một phần của thủ tục, Isetan nắm quyền sở hữu ba địa điểm Barneys lớn nhất ở New York, Chicago và Hillsly Hills.

Công ty cũng trải qua những lần chuyển đổi chủ sở hữu. Chức CEO của Barneys từng bị bỏ ngỏ suốt hai năm sau khi Giám đốc điều hành Howard Socol từ chức.

Vào tháng 9 năm 2010, Mark Lee được bổ nhiệm làm CEO, cố gắng mở ra một kỷ nguyên mới cho Barneys.

Chết dưới lưỡi hái của tử thần mang tên "Thương mại điện tử"

Bất chấp những chiến dịch hào nhoáng, những màn hợp tác với các thương hiệu, người nổi tiếng, Barneys vẫn gặp khó khi người tiêu dùng bắt đầu quay lưng và ưa thích mua sắm trực tuyến.

Barneys cũng từng thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử và chứng kiến doanh thu cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, điều này không thể cứu vớt tình hình ảm đạm của những trung tâm mua sắm vật lý khi lượng khách hàng giảm, chi phí thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ.

Ngành bán lẻ thời trang truyền thống tới tấp nhận tin buồn: Chuỗi trung tâm mua sắm biểu tượng xa xỉ của New York vừa nối gót Forever 21 nộp đơn xin phá sản - Ảnh 6.

Kết quả là, Barneys đã phải đệ đơn phá sản lần thứ hai vào 31/10 vừa qua. Công ty tuyên bố sẽ đóng cửa 15 trong số 22 địa điểm trong một nỗ lực tái cấu trúc. Đồng thời, Authentic Brand Group sẽ mua lại Barneys và dự kiến sẽ đóng cửa tất cả các trung tâm còn lại.

Sau Forever 21, sự sụp đổ của Barneys New York tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những thương hiệu bán lẻ truyền thống khác trước sự bùng nổ không thể ngăn cản thương mại điện tử. "Thay đổi hay là chết?", thành công hay miếng bánh thị phần, sẽ chỉ dành cho người biết thích nghi với thời cuộc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại