Động thái này diễn ra sau khi cơ quan quản lý tiền tệ và một số ngân hàng thương mại của nước này bị trừng phạt để đáp trả xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Ngân hàng Trung ương Nga đã dành 6 năm để tích lũy vàng nhanh chóng, tăng gấp đôi lượng vàng dự trữ và là quốc gia mua vàng tích cực nhất. Ngân hàng Trung ương Nga đã dừng mua vàng vào tháng 3/2020 do giá tăng đột biến vào thời điểm đại dịch bùng phát và phần lớn đã giữ ổn định trong kho dự trữ kể từ đó.
Các giao dịch mua của Nga đã cung cấp một trụ cột hỗ trợ quan trọng cho thị trường vàng vào thời điểm nhu cầu từ các nhà đầu tư bị hạn chế.
Giá vàng đã tăng mạnh vào tuần trước khi các nhà đầu tư chuyển sang tìm kiếm tài sản trú ẩn sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang nghiêm trọng và sau đó giảm trở lại khi các quốc gia phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.
Nicky Shiels, người đứng đầu chiến lược kim loại tại MKS PAMP SA cho biết, Nga sẽ tiếp tục tăng dự trữ vàng và điều đó có khả năng kỳ vọng xu hướng tăng của giá vàng sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, mục đích của việc mua vàng ở thị trường trong nước là để tiền tệ hoá khi có nhu cầu.
Trong khi đó, hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương là một nguồn chính của nhu cầu vàng trong năm qua cùng với sự phục hồi từ nhu cầu người tiêu dùng cho trang sức châu Á. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 463 tấn vào dự trữ vào năm 2021, tăng hơn 80% so với một năm trước đó.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nga có hơn 2.000 tấn vàng vào cuối tháng 1/2022 nhưng chỉ chiếm hơn 20% dự trữ của nước này. Đây cũng là quốc gia có trữ lượng vàng thuộc nhà nước quản lý lớn thứ 5 trên toàn cầu.