Người có "bảo tàng" sưu tập những kỷ vật chiến tranh vô giá trên là ông Võ Văn Hoan (66 tuổi, trú xóm 8, xã Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An). Sinh ra trong gia đình cách mạng. Gia đình ông có 5 anh chị em thì có tới 3 người liệt sỹ.
Ông Hoan kể, vì gia đình có truyền thống cách mạng, các anh chị là liệt sỹ nên ông luôn ý thức được những việc cần làm để lưu giữ truyền thống và văn hoá cho con cháu mai sau. Chính vì thế ông cố gắng sưu tập kỷ vật chiến tranh để bày dạy cho con cháu.
Năm 1990, ông Hoan bắt đầu sưu tầm những cổ vật thời chiến. Mọi chuyến đi chơi, đi làm... ông Hoan đều tìm tòi, săn lùng những hiện vật xa xưa liên quan đến chiến tranh.
Mỗi lần tìm được mảnh bom, quả bom, mảnh xác máy bay hay chỉ là những vật dụng tư trang đời thường của người lính, ông Hoan đều vui sướng như "vớ" được vàng.
Với mỗi kỷ vật chiến tranh sưu tầm được, ông Hoan lại cẩn thận đưa về lau chùi rồi để vào "bảo tàng" của mình.
Rồi cứ thế, "bảo tàng" kỷ vật của ông cứ lớn dần lên với cả ngàn kỷ vật vô giá.
Ông Hoan kể, hành trình đi tìm kiếm những kỷ vật này khá gian nan. Có những thứ đồ có thể mua được. Nhưng có những thứ đồ không thể mua được.
"Tôi đã phải vào Nam ra Bắc mới sưu tập được những thứ này. Hễ nghe thông tin ở đâu có hiện vật chiến tranh, tôi liền bỏ công, bỏ thời gian đến tận nơi để xem và mua lại đưa về trưng bày", ông Hoan chia sẻ. Trong ảnh là máy quạt lúa thời chiến tranh.
Chiếc ống nhòm dùng trong thời chiến tranh.
Quả bom bi của quân đội Mỹ đã từng ném xuống lãnh thổ Việt Nam.
Bánh lái tàu vận tải của quân đội Việt Nam. Ông Hoan đã phải lặn lội vào tận Phú Yên mới có có thể mua được bánh lái này.
Chiếc điện thoại cổ ông Hoan sưu tập được.
Phần kính của một máy bay chiến đấu được ông sưu tập từ vùng đất biển.
Thùng đựng xăng.
Chiếc cột neo thuyền vận tải của quân đội.
Một khẩu súng K54 gỉ sét với thời gian.
Những chiếc đèn dẫn đường, đèn bão dùng cho người lính thời xưa.
Những bi-đông đựng nước cuả quân viễn chinh Pháp và Mỹ.
Chiếc mũ của sỹ quan Mỹ.
Hộp điện thoại hữu tuyến.
Máy đánh chữ đặc biệt.
Trong bảo tàng của mình, thứ mà ông quý nhất chính là chiếc áo của mẹ ông được gắn các huân, huy chương cao quý do Nhà nước tặng 3 người con trai hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
Hiện ông Hoan vẫn đang tiếp tục sưu tập để "bảo tàng" kỷ vật của mình thêm phong phú và đặc sắc.