Hãy gặp anh nghệ sĩ đến từ Tokyo, Hiroto Ikeuchi.
Anh chuyên thiết kế mặt nạ, tai nghe, mắt kính bảo hộ và mô hình diorama, được trang trí bằng những đường nét cyberpunk không thể lẫn đi đâu được.
Nếu bạn đã xem bộ 3 phim "The Matrix" hay "Blade Runner" của Ridley Scott năm 1982, bạn sẽ biết được khái niệm cyberpunk là như thế nào.
Cyberpunk được định nghĩa là một thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, một nhánh nhỏ của steampunk, thường về cảnh công nghệ máy tính chiếm ưu thế trong các xã hội đô thị trong tương lai.
Ban đầu, cyberpunk là một thể loại văn chương, trước khi được chuyển thể thành phim. Ikeuchi chia sẻ với Business Insider rằng anh mới chỉ xem "Blade Runner" gần đây thôi, và mới biết về cyberpunk nói chung.
Ikeuchi cho biết anh đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết "Neuromancer" của William Gibson năm 1984, một tác phẩm được cho là đã đem thể loại cyberpunk trở nên phổ biến hơn.
Cyberpunk cũng có một chỗ đứng nhất định trong văn hoá Nhật Bản.
Ví dụ như trong tác phẩm "Ghost in the Shell" đã từng làm mưa làm gió.
Nhìn chung, khi nói về cyberpunk, hãy tưởng tượng đến những tên hacker, những thành phố bạo loạn, dây điện chằng chịt, hay những thiết bị cho ngày tận thế kiểu như mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, v.v... và mối quan hệ giữa con người và công nghệ.
Sau đây là các tác phẩm của Ikeuchi - những thiết bị hoàn toàn có thể hoạt động được, với những đường nét đậm chất cyberpunk.
Với thiết bị trên đây, anh đã sử dụng nền tảng là chiếc kính VR và một bộ tai nghe.
Sau đó Ikeuchi sẽ độ thêm vào bằng những thành phần và vật liệu cơ khí, bao gồm các thành phần từ công ty sản xuất 3M.
Để làm ra những tác phẩm có chứa kính VR, Ikeuchi cho biết anh sử dụng kính từ nhiều hãng khác nhau, bao gồm cả từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Đa phần các loại kính mà anh dùng cần phải cắm một chiếc smartphone vào để có thể sử dụng. Chiếc đầu thu này có một chiếc kính 3D của K&J.
Một số các thiết bị từ bộ sưu tập của anh được bán trên một trang web bán hàng tại Nhật Bản, và trên một số trang mạng xã hội được quảng cáo bởi chính Ikeuchi. Số còn lại có thể được mua từ các triển lãm trên khắp Nhật Bản, như chiếc đầu thu VR này.
Tác phẩm này được trung bày tại triển lãm Readymade Exhibition năm 2018 tại Tokyo và được bán với giá 2.079 USD. Cái ve áo gắn liền với chiếc hoodie là một đầu phát tín hiệu cho phép kết nối Bluetooth.
Một chiếc đầu thu khác mà anh đã chế tác năm 2016:
Chiếc kính VR phong cách kính một tròng này cũng đã được trưng bày tại triển lãm Readymade Exhibition.
Ikeuchi còn thiết kế cả mặt nạ và mắt kính.
Chiếc mặt nạ này là một trong số ít các tác phẩm được bán ra trên trang Otaku Mode của Nhật. Giá thành của sản phẩm rất mềm, chỉ từ 2.056 USD mà thôi.
Chiếc mặt nạ này bao gồm một chiếc tai nghe và một bộ trợ thở.
Chiếc này thì rẻ hơn một chút, chỉ 1.247 USD mà thôi.
Chiếc earphone này cũng có thể hoạt động được tốt. Giá của chúng là 453 USD.
Nếu ngày tàn đang đến gần, đây sẽ chả khác gì một đôi Beats xịn cả.
Chiếc màu tím cũng có giá 453 USD.
Theo website, sẽ mất 4 tuần để sản xuất và vận chuyển sản phẩm cho khác hàng.
Và đây là một chiếc USB đã được độ, với giá chỉ 270 USD.
Các tác phẩm của Ikeuchi đã để lại dấu ấn trong văn hoá Nhật Bản đương đại. Nhiều thiết kế của anh đã được sử dụng trong các tạp chí thời trang.
Tác phẩm của anh cũng đã được dùng làm mẫu cho một bức tranh sơn dầu được vẽ bởi hoạ sĩ Nhật Bản Hiroki Yamamoto.
Bức tranh có tựa đề là "The Third Kind"
Nhóm nhác rock A9 của Nhật Bản cũng đã sử dụng các thiết kế của Ikeuchi trong bìa album năm 2017.
Ikeuchi cũng thiết kế cả các loại mô hình diorama:
Tác phẩm này lấy ý tưởng từ tranh "Thirty Six Views of Mount Fuji" (tạm dịch là 36 cảnh núi Phú Sĩ) của hoạ sĩ Hokusai người Nhật, là một loạt các tranh phong cảnh miêu tả núi Phú Sĩ từ nhiều góc độ và trong các mùa khác nhau.
Ikeuchi đã lấy ý tưởng chính từ tranh thứ 9 của loạt tranh này.
Mô hình diorama này có thể phản chiếu ánh sáng lên khung cảnh xung quan của thiết bị, khiến nó như một bầu trời đầy sao vậy.
Vào năm 2015, anh đã hợp tác với công ty robot của Nhật, Skeletonics Co.
Skeletonics chuyên sản xuất các loại robot khung xương, mô phỏng chuyển động của người dùng.
Trong các dự án kết hợp với Skeletonics, anh đã thiết kế ra mô hình MPS-15sk, hay còn gọi là "Multi."
Thiết bị này có một chiếc tablet gắn vào tấm lá chắn phía trước.
Một số các thiết kế của Ikeuchi đã được gắn mác "readymades," một thuật ngữ được tạo ra bởi hoạ sĩ ý tưởng Marcel Duchamp của thế kỉ 20 để miêu tả sự cải tiến của những vật dụng bình thường.
Đây là một chiếc máy ảnh Polaroid được độ thêm bằng những chiếc camera bổ sung và các phụ kiện mắt kính.
Chiếc kính hiển vi này cũng là một trong những sản phẩm "readymade" của Ikeuchi.
Mô hình diorama này có tên là "Autour de la Lune," hay tạm dịch là Vòng quanh mặt trăng.
Bạn có nhìn thấy những người lính ở trong mô hình này không?
Ikeuchi còn tạo ra các loại vỏ iPhone cyberpunk.
Nhưng bỏ chiếc vỏ này vào túi chắc không mấy dễ chịu chút nào.
Một mô hình diorama ốp quanh laptop.
Chiếc laptop này cũng hoàn toàn có thể hoạt động ổn định, chỉ hơi cồng kềnh chút thôi.
Ikeuchi cho biết các tác phẩm của anh chưa được dùng cho phim ảnh hay cho các hội thảo, và mới chỉ dừng lại ở những đoạn music video, trong các cosplay hoặc trong các triển lãm mà thôi, vì các tác phẩm của anh rất là mỏng manh, anh chỉ có thể cung cấp các thiết kế của mình tại Nhật Bản.
Nhưng anh cũng cho biết anh muốn mở rộng ra các nước ngoài.