Nga tuyên bố 8 mâu thuẫn chứng tỏ Anh "thêu dệt" kết quả vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal

Tất Đạt |

"Chúng tôi muốn chỉ ra những bằng chứng rất cụ thể cho thấy nước Anh đang thêu dệt và 'lừa dối' mọi người [về vụ Sergei Skripal]" ông Aleksandr Shulgin trả lời hôm 18/4.

Theo RT, đại diện Nga tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã đặt ra 8 nghi vấn nổi cộm nhất về những vấn đề xoay quanh vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái Yulia tại thành phố Salisbury, Anh.

"Chúng tôi muốn chỉ ra những bằng chứng rất cụ thể cho thấy nước Anh đang thêu dệt và 'lừa dối' mọi người," ông Aleksandr Shulgin trả lời hôm 18/4, sau khi tổ chức OPCW có cuộc họp mặt bàn luận về vụ việc xảy ra hôm 4/3 vừa qua.

Ông Shulgin liệt kê 8 mâu thuẫn và nghi vấn nổi bật trong vụ án:

1. Nga từ chối trả lời "những câu hỏi của Anh"

"Trên thực tế, họ [nước Anh] chỉ hỏi phía Nga hai câu. Và cả hai câu hỏi này đều mặc định cho rằng Nga có một kho vũ khí hóa học vẫn chưa tiêu hủy. Đây là một cách cáo buộc tinh vi, ép Nga phải thừa nhận nước này đã 'thực hiện vụ tấn công hóa học ở Anh' hoặc 'không kiểm soát được kho vũ khí của mình'," ông Shulgin nói.

Moskva đã trả lời Anh ngay lập tức, và cho rằng kho vũ khí không hề liên quan gì đến vụ việc ở Salisbury. Bên cạnh đó, đại diện Nga cũng khẳng định nước này đã tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học từ năm ngoái, sớm hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu.

2. Anh không tuân thủ điều lệ trong Hiệp ước Vũ khí Hóa học

Theo nguyên tắc của OPCW, nếu một quốc gia thành viên muốn giải quyết vấn đề, quốc gia này cần gửi yêu cầu chính thức tới OPCW, và các bên liên quan buộc phải trả lời trong vòng 10 ngày.

Tuy nhiên, ông Shulgin cho biết, nước Anh đã vi phạm quy tắc trên và tự tìm cách xác nhận kết quả vụ đầu độc mà không thông qua OPCW.

3. Nga từ chối hợp tác

Trong lúc Anh và đồng minh cáo buộc Nga "từ chối cộng tác để tìm ra sự thật", đại diện Nga khẳng định sự thật hoàn toàn ngược lại. Moskva đã lên tiếng cộng tác để điều tra toàn diện, nhất là khi nạn nhân trong vụ án là người Nga.

Phía Moskva cho rằng đã thúc giục Anh rất nhiều lần công bố bằng chứng về vụ Skripal nhưng không được trả lời thỏa đáng.

4. Nga phát minh ra các phiên bản vụ đầu độc khác nhau để phân tán sự chú ý từ cộng đồng

"Trên thực tế, mọi chuyện rất khác. Chính các phương tiện truyền thông Anh mới là những người tạo ra những câu chuyện khác nhau trong vụ án," ông Shulgin nói.

5. Thủ tiêu điệp viên là chính sách của nước Nga

"Họ cho rằng các lãnh đạo Nga đã nhiều lần khẳng định Moskva sẽ thủ tiêu các điệp viên hai mang ở nước ngoài. Đó là lời vu khống, tất nhiên là như vậy. Anh không thể đưa ra một ví dụ chính xác cho cáo buộc nói trên, bởi đó không phải là sự thật."

6. Các chuyên gia Anh khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm

Kết quả từ OPCW cho thấy không thể truy ra được nguồn gốc chất độc sử dụng trong vụ việc ở Salisbury. Tuy vậy, nước Anh vẫn cho rằng "có khả năng rất cao" chất độc xuất phát từ Nga.

"Nhìn xem, dù OPCW nói là không thể tìm ra nguồn gốc chất độc, phía Anh vẫn khẳng định là do Nga làm. Điều này có hợp lí hay không?," ông Shulgin bày tỏ.

7. "Novichok" là phát minh của Liên Xô, vậy nên Nga chính là thủ phạm

Một nhóm các loại chất độc thần kinh có tên Novichok đã được nghiên cứu và phát triển từ 30 năm trước tại Liên Xô. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin hiện đại cho thấy "phương Tây đã và đang nghiên cứu và phát triển chất độc này".

Ông Shulgin nêu dẫn chứng: "Ngày 1/12/2015, Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã nhờ một số nhà khoa học Nga duyệt đơn cấp bằng sáng chế... một loại đầu đạn vũ khí hóa học, có thể chứa chất độc thần kinh như Tabun, Sarin hoặc Novichok."

8. Cô Yulia Skripal tránh liên lạc với người thân và từ chối hỗ trợ lãnh sự từ Nga

Theo ông Shulgin, những hành động của cô Yulia khiến Moskva nghĩ rằng nữ công dân Nga này đang bị chính quyền Anh "giữ làm con tin".

Cha con cựu điệp viên Nga thoát chết như thế nào?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại