Nga phát "sóng vô tuyến bí ẩn"
Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã phát hiện một vấn đề chung trên chiến trường Ukraine, đó là vũ khí thường gặp sự cố nhanh chóng.
Chẳng hạn, bệ phóng tên lửa HIMARS của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong những ngày đầu tiên tiến vào Ukraine nhưng lâu dài lại trở thành mục tiêu sống cho quân đội Nga. Tương tự, tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh cũng xuất hiện như một "vị thần" khi mới tiến vào Ukraine, nhưng nhanh chóng mất đi sức mạnh và ít có thành tích trên chiến trường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại bất ngờ của vũ khí Mỹ và phương Tây, trong đó điều quan trọng nhất là quân đội Nga đã tìm ra chìa khóa để đối phó với các loại vũ khí này là phát ra những "sóng vô tuyến" bí ẩn, các chuyên gia tại viện nghiên cứu Hudson (Mỹ) nhận định.
Nga đã đầu tư một số lượng lớn thiết bị như phương tiện tác chiến điện tử, thiết bị gây nhiễu và ăng-ten vào chiến trường Ukraine. Đồng thời, Nga cũng đầu tư vào các thiết bị tác chiến điện tử đặc biệt nhằm vào Starlink, GPS và các thiết bị đặc biệt khác của Mỹ.
Nga là quốc gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Trong những năm gần đây, Nga đã tụt hậu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Sohu đánh giá, sức mạnh của Moscow là không thể xem thường.
Trên chiến trường Ukraine, Nga luôn có thể tìm ra chìa khóa để đối phó với vũ khí mới của phương Tây trong thời gian ngắn nhất, đồng thời can thiệp hoặc trấn áp vũ khí, thiết bị bằng cách phát ra một loại sóng vô tuyến bí ẩn.
Theo Sohu, Ukraine cũng thừa nhận, hoạt động của các loại vũ khí, thiết bị được Mỹ và phương Tây hỗ trợ đã bị sụp đổ sau khi gặp phải sóng vô tuyến của Nga.
Sau khi theo dõi tác động của việc sử dụng vũ khí và thiết bị của chính mình, Mỹ cũng nhận thấy độ chính xác khi bắn trúng của nhiều loại vũ khí và đạn dược đã giảm mạnh sau khi Nga tung ra loại sóng bí ẩn.
Quân đội Mỹ cũng thẳng thừng tuyên bố rằng các làn sóng vô tuyến của Nga được phát động nhằm mục đích nhắm vào những sai sót nghiêm trọng của vũ khí do nước này sản xuất và chuyên dùng để áp đảo điểm yếu của đạn dược sản xuất tại Mỹ, đặt ra một thách thức lớn cho vũ khí Mỹ.
Vũ khĩ Mỹ "lu mờ"
Tiến sĩ Daniel Patt, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson tiết lộ trong văn bản trình lên Ủy ban Quân vụ Hạ viện vào Mỹ tháng 3 rằng khi đạn pháo dẫn đường chính xác 155 mm "Excalibur" lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Ukraine, tỷ lệ trúng đích là 70%. Sau khi Nga phát sóng vô tuyến bí ẩn để thực hiện tác chiến điện tử, tỷ lệ bắn trúng của loại đạn pháo dẫn đường chính xác này chỉ là 6%.
Theo thông tin được Mỹ tiết lộ, không chỉ bom dẫn đường chính xác bị giảm mạnh về độ chính xác mà còn nhiều loại tên lửa khác nhau.
Các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ bị tác chiến điện tử Nga làm ảnh hưởng không chỉ có đạn pháo "Excalibur".
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bill LaPlante mới đây cũng công khai thừa nhận rằng độ chính xác của hệ thống vũ khí dẫn đường đã giảm mạnh sau khi bị hệ thống điện tử Nga ngăn chặn.
Bom GLSDB - vốn được quân đội Mỹ đặt nhiều hy vọng, cũng vấp phải bức tường trước làn sóng vô tuyến bí ẩn của Nga và trở nên vô dụng. Nhiều loại tên lửa và bom dẫn đường chính xác do Anh chuyển giao cho Ukraine về cơ bản không còn tác dụng sau chiến tranh điện tử của Moscow.
Sohu đánh giá, vũ khí dẫn đường không còn chính xác nữa, đây là một đòn giáng mạnh vào quân đội Mỹ.
Stacie Pettyjohn, Giám đốc Chương trình Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) cho rằng kinh nghiệm về xung đột Nga-Ukraine đã thách thức quan điểm lâu nay của Lầu Năm Góc rằng vũ khí dẫn đường chính xác đắt tiền là chìa khóa cho Mỹ chiến thắng trong các cuộc xung đột.