Internet là một kho dữ liệu khổng lồ chứa tất cả các thông tin. Chúng ta sử dụng Internet để tìm kiếm, để chia sẻ, để liên lạc, để trao đổi thông tin với nhau.
Nó như con dao 2 lưỡi: Giúp chúng ta nhiều thứ nhưng vô tình nó sẽ dẫn đến một thảm họa vô cùng lớn đó là thảm họa bảo mật.
Vài tháng trước tại Nga, một người đàn ông có tên Egor Tsvetko đã chụp hình những người lạ trên tàu điện ngầm St.Petersbug. Sau đó, ông đã sử dụng một ứng dụng FindFace để nhận diện khuôn mặt của họ.
Giao diện của FindFace.
Ông dùng những bức ảnh chụp từ tàu điện ngầm khớp với những khuôn mặt trên VK (phiên bản Nga của Facebook) rồi đưa vào album có tên "Khuôn mặt của bạn là dữ liệu lớn".
Ông cho biết: "Ông sẽ cảm thấy rất xấu hổ khi một người không quen biết có thể biết thông tin cá nhân của mình".
Một nhà phát triển phần mềm khác cũng đã sử dụng các ứng dụng để tìm tên của hai người phụ nữ mà ông đã chụp một bức ảnh sáu năm trước.
FindFace được sử dụng rộng rãi ở Nga và cộng đồng đã thực hiện hơn 3 triệu tìm kiếm với hơn 100 triệu hồ sơ VK cùng những hình ảnh công khai, tỷ lệ tương thích thành công hơn 70%.
Trong khi FindFace hiện nay vẫn chỉ giới hạn ở Nga, nhưng cũng có thể thấy rằng nhận dạng khuôn mặt có tiềm năng được ứng dụng và sử dụng rất lớn, nó có thể lan truyền rất nhanh.
FindFace đã thực hiện hơn 3 triệu tìm kiếm.
Công nghệ mà FindFace đang áp dụng được phát triển bởi một start-up ít tên tuổi ở Moscow tên là NTechLap. NTechLap được sáng lập vào năm 2015 bởi Artem Kukharenko, một nhà khoa học máy tính và Alexander Kabakov, một nhà tư vấn truyền thông số.
Trước khi gặp Alexander, Artem đã nghiên cứu công nghệ học sâu (deep learning) trong hơn 10 năm, khi còn làm việc cho Samsung và Phòng thí nghiệm đồ họa máy tính và đa phương tiện của Đại học Quốc gia Moscow.
Hai chuyên gia này sau đó đã cùng nhau tạo nên một công nghệ giúp tìm kiếm con người chỉ nhờ vào hình ảnh khuôn mặt của họ.
FindFace đã vượt qua nhiều ông lớn về công nghệ như trường đại học Bắc Kinh và đặc biệt là vượt qua cả thuật toán FaceNet của Google tại cuộc thi "MegaFace" năm 2015 của trường Đại học Washington, Mỹ.
Sau cuộc thi này một phát ngôn viên của Google cũng đã từ chối bình luận hay thảo luận về công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tech Insider, đồng sáng lập NtechLAp là Alexander Kabakov và Artem Kukharenko cho biết họ đã nhận được hơn 300 câu hỏi về việc sử dụng thuật toán của họ từ các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ tại nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ và Trung Quốc.
NTechLapcho biết: "Họ muốn các camera trên thế giới sử dụng chương trình nhận diện khuôn mặt của họ.
Họ muốn tạo ra các thuật toán nhận diện khuôn mặt nền tảng đám mây mà doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với FindFace. Họ hy vọng NTechLap sẽ được biết đến bởi việc nhận diện khuôn mặt giống như cách mà Google đang thống trị ngày nay."
Đó là sự tương phản thú vị giữa các doanh nghiệp lớn. Google có thể cho phép bạn tìm kiếm khuôn mặt hoặc có thể tìm kiếm một chú chó qua hình ảnh nhưng chỉ trên Google Photos.
Hai mặt của công nghệ nhận diện hình ảnh
Ứng dụng quét ảnh trên điện thoại của bạn, nhận dạng khuôn mặt, và yêu cầu bạn chia sẻ chúng với những người trên Facebook của Apple trong iOS 10 có thể nhận diện được khuôn mặt, nhưng nó chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple. Nhưng NTechLap thì khác, họ muốn có mặt ở khắp nơi.
Ý tưởng của NtechLap là "tìm kiếm bè chỉ qua hình ảnh". Nếu người dùng có ảnh của một ai đó, anh ta có thể nhờ FindFace mà tìm được tài khoản mạng xã hội của người đó và tìm hiểu về họ trước khi hai bên có thể trở thành bạn bè.
Sự kiện hình ảnh ở tàu điện ngầm của Tsvetko cũng đã làm dấy lên mối lo ngại bởi những người ủng hộ sự riêng tư. Ellery Roberts Biddle, chuyên gia về tư vấn trực tuyến về sự riêng tư và sách nhiễu cho các tổ chức phi lợi nhuận Global Voices, đã gọi việc sử dụng FindFace là"có vấn đề về đạo đức."
Một bức ảnh của một người phụ nữ mặc váy thì có thể hoàn toàn vô tội trên mạng xã hội, nhưng khi hình ảnh được phô bày bởi những người rình mò thì nó lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác. FindFace là một công cụ và dĩ nhiên người có ý định xấu cũng có thể sử dụng nó.
Ngoài ra, FindFace còn được dùng để nhận biết và truy bắt tội phạm. Qua 150.000 máy quay tại thành phố Moscow họ có thể nhận diện và xác định giới tính, lứa tuổi, nơi xác định đối tượng cần truy bắt.
NTechLap chỉ cho biết họ đã tìm thấy một cấu trúc đặc biệt bên trong mạng thần kinh và rất phù hợp kỳ phù hợp cho việc nhận diện hình ảnh.
Sau đó, họ dùng một vài thủ thuật đặc biệt giúp đơn giản hóa quy trình tương thích với mạng thần kinh và từ đó đưa ra kết quả từ hơn 20 triệu hình ảnh.
NTechLap cho thấy việc sử dụng rộng rãi công nghệ nhận diện khuôn mặt có cả mặt lợi và hại – tốt và xấu. Họ muốn tất cả mọi người có thể tìm kiếm một ai đó mà không chỉ riêng chính phủ và các công ty công nghệ cao khác.