Nga lại vừa 'đi trước 1 bước'?

Hoài Giang |

Nga đang sở hữu một thứ vũ khí uy lực mà thậm chí nhiều chuyên gia Phương Tây đều phải công nhận rằng Ukraine gần như không thể đánh chặn.

Chuyên gia Mỹ bày cách "vít cổ" bom liệng Nga

Có thể nói hiệu quả của bom liệng Nga trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt (SMO) đã đang và sẽ là vấn đề "gây đau đầu" cho không chỉ các lực lượng Ukraine mà còn là các đồng minh của họ.

Và vào cuối tháng 6/2024, các chuyên gia John Hen và William Courtney của tổ chức phân tích RAND Corporation đã đưa ra các góp ý của mình trong bài viết được Defense News đăng tải với tiêu đề "Ukraine có thể đánh bại bom liệng của Nga bằng cách nào".

Trong bài viết nói trên các chuyên gia người Mỹ đã lần đầu tiên nhấn mạnh rằng ý tưởng sử dụng lượng lớn các hệ thống phòng không do Phương Tây sản xuất để đánh chặn bom liệng Nga là thật nực cười và vô lý.

Những trái bom không điều khiển đi cùng UMPC (Module lập kế hoạch và điều chỉnh) của Nga là loại vũ khí rẻ tiền, nhưng vẫn rất nguy hiểm do hiện cả Ukraine lẫn các đồng minh đều hạn chế về các biện pháp ứng phó.

Đầu tiên là vì những trái bom này tương đối nhỏ, không sử dụng động cơ đồng nghĩa với việc không tỏa ra dấu vết nhiệt. Điều này khiến việc phát hiện chúng bằng radar phòng không được đánh giá là khó khăn.

Một phi vụ ném bom liệng của Su-34 Nga (Nguồn: BQP Nga).

Tiếp theo là ngay cả đối với giả định bên sử dụng là người Mỹ thì chính các tổ hợp phòng không "chuẩn NATO" như Patriot đi cùng tên lửa của chúng có số lượng hạn chế và đắt đỏ.

Điều đó có nghĩa là việc sử dụng các tổ hợp này để chống lại bom liệng Nga là cực kỳ lãng phí cũng như chưa thể chứng minh được tính hiệu quả. Và theo các chuyên gia thì:

"Cách thiết thực nhất để chống lại bom liệng là tiêu diệt các máy bay triển khai chúng - từ cả trên mặt đất lẫn trên không. Phương án này có thể đạt được bằng cách kết hợp giữa các cuộc tập kích tên lửa đạn đạo chiến thuật, tác chiến không đối không và tác chiến điện tử".

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng yêu cầu đối với Kiev đó là họ cần không chỉ vận hành tốt vũ khí Phương Tây mà còn phải sử dụng chúng một cách linh hoạt.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng việc Phương Tây cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS vào các sân bay Nga ở khoảng cách hơn 100 km là "hợp lý" đồng thời gợi ý về việc gửi bổ sung các tên lửa phóng từ trên không JASSM.

Cũng theo các ông John Hen và William Courtney, việc phía Ukraine kết hợp tiêm kích F-16 cùng máy bay trinh sát tầm xa Saab 340 mới được viện trợ có thể đem tới những thành công bất ngờ.

Cụ thể họ đã đưa ra giả định rằng trinh sát cơ hoạt động ở khu vực phía Tây Ukraine hoàn toàn có thể chỉ thị mục tiêu cho F-16 ở phía Đông thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu chiến thuật Link 16 tiêu chuẩn của NATO.

Tuy nhiên "nút thắt" là F-16 phải được Mỹ cung cấp các tên lửa không đối không tầm xa như AIM-160 AMRAAM - thứ có tầm bắn xa hơn bom liệng.

Cuối cùng các chuyên gia cho rằng tìm kiếm khả năng gây nhiễu các module định vị vệ tinh GLONASS của bom liệng Nga cũng là một giải pháp.

Nga lại vừa 'đi trước 1 bước'?- Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đi bộ gần một chiếc F-16 của Không quân Hà Lan vào tháng 8/2023 (Ảnh: Reuters).

Người Nga lại vừa "đi trước 1 bước"?

Có thể nói các gợi ý của 2 ông John Hen và William Courtney khá hợp lý, nhưng chỉ vài ngày trước, trang tin Topcor.ru của Nga đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Biến thể mới của FAB-500 với UMPC hiện bay đến bất kỳ điểm nào ở Kharkov".

Dưới đây là lược dịch những nội dung đáng chú ý:

"Đối phương đang rất lo lắng trước biến thể UMPC mới dành cho bom FAB-500. Lý do là vì họ biết rằng tầm bay của bom liệng đã đạt được ít nhất là 80 km.

Thậm chí ông Oleg Sinegubov - một quan chức khu vực Kharkov (Kharkiv) của Ukraine đã không ngại ngần tuyên bố rằng hiện bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực cũng có thể bị FAB-500 tấn công.

Quan chức này cũng lưu ý rằng vì thực tế này nên các cảnh báo không kích giờ đây sẽ vang lên thường xuyên hơn và kéo dài hơn:

"FAB-500 của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) hiện có thể tiếp cận bất kỳ mục tiêu nào ở Kharkov.

Quả bom này có sức mạnh gấp đôi các loại bom KAB-250, FAB-250 và do đã được nâng cấp nên nó có khả năng bay 80 km, đó là lý do tại sao mỗi lần báo động có thể kéo dài tới từ 12 đến 16 giờ".

Cảnh quay một bom liệng Nga (FAB-500 với UMPC) đánh trúng mục tiêu ở Kupyansk, Kharkiv, Ukraine vào trung tuần tháng 4 (Nguồn: RIA Novosti).

Được biết chỉ 2 giờ sau khi thông điệp của vị quan chức Ukraine được gửi tới người dân Kharkov, trái bom nửa tấn từ tiêm kích ném bom Su-34 của Nga cũng đã đánh trúng một mục tiêu quân sự trong thành phố (thành phố Kharkov nằm cách biên giới khoảng 40 km).

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong hai tuần qua, VKS đã tích cực sử dụng một loại bom lớn hơn là FAB-3000 với UMPC. Một số bằng chứng cho thấy bom liệng này đã đánh trúng các mục tiêu chỉ cách thành phố Kharkov 30 km.

Nghĩa là rất có thể FAB-3000 sẽ sớm có tầm bay ngang bằng với các loại bom liệng nhỏ hơn..."

Cần lưu ý rằng trong một bài viết được tờ Forbes đăng tải vào tháng 4/2016, cây viết David Axe từng lưu ý rằng rất có thể F-16 Ukraine sẽ được trang bị AIM-120 để tấn công các tiêm kích ném bom Nga trước khi triển khai bom liệng.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia khác bao gồm Nguyên soái Không quân Ấn Độ, Tướng Anil Chopra cho rằng F-16 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine thuộc biến thể Block 20 MLU và chỉ có thể khai hỏa biến thể tên lửa AIM-120A/B với tầm bắn từ 55 đến 75 km.

Điều đó có nghĩa là về lý thuyết, biến thể tên lửa này không thể "với tới" các máy bay Nga ném bom FAB-500 đi cùng UMPC mới.

Cảnh quay được cho là bom FAB-3000 với UMPC được sử dụng vào vị trí phòng thủ của phía Ukraine ở khu vực Kharkov.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại