Dù vậy, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, cho rằng chỉ có các nước Tây Âu trở thành "nạn nhân" trong cuộc đối đầu này giữa Nga và Mỹ.
Bình luận trên được đưa ra vài ngày sau khi Mỹ thông báo kế hoạch triển khai vũ khí tầm xa, bao gồm tên lửa hành trình Tomahawk, đến Đức kể từ năm 2026. "Việc triển khai những hệ thống tiên tiến này giúp thể hiện cam kết của Mỹ đối với NATO, cũng như đóng góp của chúng tôi đối với năng lực răn đe chung của châu Âu" - Nhà Trắng tuyên bố.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ca ngợi quyết định của Mỹ, gọi đây là bước đi "quan trọng và cần thiết ở một thời điểm phù hợp". Quyết định này đánh dấu tên lửa hành trình Mỹ trở lại Đức sau 20 năm.
Đáp lại, Moscow mô tả kế hoạch nêu trên là "hành động thù địch", đồng thời tuyên bố sẽ chuẩn bị phản ứng quân sự. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng động thái của Mỹ - Đức về tên lửa nhằm đe dọa Nga, làm mất ổn định hơn nữa mối quan hệ chiến lược và an ninh khu vực.
Trước đó, vào cuối tháng 6, theo đài RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng Moscow có thể nối lại sản xuất và triển khai toàn cầu tên lửa tầm trung và tầm ngắn để đáp trả "các hành động thù địch" của Mỹ. N0
hững tên lửa này bị hạn chế bởi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vốn đã sụp đổ vào năm 2019. Tuy nhiên, Moscow từng tuyên bố sẽ kiềm chế sản xuất và triển khai chúng nếu Washington làm điều tương tự.