Theo thông báo, giá trị thương vụ sẽ vượt quá 4 tỷ USD. Đồng thời nguồn tin của ấn phẩm Sunday Guardian nói rõ, ít nhất 60% hệ thống sẽ do các doanh nghiệp Ấn Độ sản xuất, phù hợp với sáng kiến “Make in India” của nước này.
Vào tháng 11, một phái đoàn của công ty Almaz-Antey - đơn vị tham gia sản xuất radar vượt đường chân trời, gồm 10 người, do Phó chủ tịch hội đồng quản trị Vladimir Medovnikov dẫn đầu đã đến thăm Ấn Độ để tiếp tục đàm phán về thỏa thuận này.
Vẫn chưa biết liệu phiên bản radar ngoài đường chân trời hiện tại mà Liên bang Nga đang sử dụng có được mua hay không, hay Ấn Độ sẽ đưa ra một yêu cầu đặc biệt về việc điều chỉnh hệ thống này cho phù hợp với tình hình thực tế của mình, và người New Delhi dự định mua biến thể radar nào.
Dự kiến radar vượt đường chân trời tương lai sẽ được đặt gần thành phố Chitradurg, thuộc bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ.
77Ya6 Voronezh là dòng trạm radar cố định tầm xa ngoài đường chân trời của Nga. Được thiết kế để phát hiện các vật thể không gian cũng như tên lửa đạn đạo, và ở một mức độ hạn chế là tên lửa hành trình.
Tuy nhiên chủ yếu các đài radar như vậy được thiết kế để phát hiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bay trong không gian gần.
Họ radar này bao gồm các trạm hoạt động trong phạm vi sóng mét, decimet và centimet. Các trạm sóng dài cung cấp phạm vi phát hiện vật thể lớn hơn, trong khi những trạm sóng ngắn cho phép xác định tọa độ mục tiêu chính xác hơn.
Một trạm radar cung cấp phạm vi phát hiện lên tới 6.000 km theo chiều ngang và 7.000 km theo chiều dọc, với khả năng theo dõi đồng thời khoảng 500 mục tiêu.
Vấn đề nữa cần lưu ý đó là vào tháng 5 năm 2024, máy bay không người lái cảm tử tầm xa của Ukraine đã tấn công hai radar Voronezh-DM gần khu định cư Hluboky ở Lãnh thổ Krasnodar.
Hình ảnh sau đó cho thấy hai tòa nhà đặt các tấm radar với mảng ăng ten mảng pha quét chủ động động (AESA) đã bị hư hại nặng nề.
Đài radar cảnh báo sớm Nebo SVU của Nga trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.