"Nếu viên đạn sượt qua ông Trump thì nó bay tiếp đi đâu?"

Bằng Hưng |

Thuyết âm mưu sau vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump đã vượt phạm vi mang tính đảng phái chính trị tại Mỹ.

Ông Trump vừa trải qua thời khắc "sinh tử" khi bị nhiều phát đạn nhắm về phía mình, trong đó có viên bắn sượt tai phải, máu chảy đầm đìa. Ứng viên chính thức của Đảng Cộng hòa thoát chết trong gang tấc lúc đang phát biểu vận động tranh cử trước đám đông ủng hộ ở TP Butler, bang Pennsylvania – Mỹ chiều 13-7 (giờ địa phương).

Vụ việc đã làm dấy lên thuyết âm mưu cho rằng vụ ám sát hụt ông Trump được "dàn dựng". Vì thế, trên các mạng xã hội từ X, Facebook, Instagram cho tới TikTok, hiện tràn ngập các hashtag như "dàn dựng", "ám sát giả" … cùng đó là điệp khúc quen thuộc: "Đừng tin những gì họ nói với bạn".

Hình ảnh ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị ám sát hụt hôm 13-7. Ảnh: The Guardian

Hình ảnh ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị ám sát hụt hôm 13-7. Ảnh: The Guardian

Theo báo Guardian, một bài đăng trên X đặt câu hỏi liệu viên đạn có thực sự xuyên qua tai ông Trump hay không. "Nếu sượt qua ông ấy thì viên đạn đang bay sẽ tiếp tục bay đi đâu?" – chủ tài khoản đặt câu hỏi và bài đăng nhanh chóng thu về hơn 500.000 lượt tương tác.

Phần lớn các bình luận hoài nghi đều dựa vào việc phân tích hình ảnh và cảnh quay do các phương tiện truyền thông chính thức ghi lại thời khắc ông Trump bị bắn,

Dòng tweet khác từ một tài khoản chỉ trích ông Trump đăng ngày 15-7 (giờ Mỹ) và lập tức cán mốc 2,1 triệu lượt xem: "Một ứng viên tổng thống đã bị 'bắn' vào mặt và phản ứng chung của chúng ta là cười vì chưa bao giờ có thứ gì trông giả tạo đến thế".

Các chuyên gia kết luận các bài đăng cho thấy thuyết âm mưu vụ ông Trump bị mưu sát không còn mang tính đảng phái. "Các thuyết âm mưu không chỉ giới hạn ở một khuynh hướng chính trị" – chuyên gia chống lại lòng căm thù trực tuyến Imran Ahmed nhận định, đồng thời thêm rằng những quan điểm như vậy nhằm "củng cố thành kiến của mọi người".

Ông quả quyết: "Với cuộc bầu cử Mỹ, người ta muốn đưa những gì đang diễn ra vào một câu chuyện được định sẵn, sao cho thỏa mãn quan điểm chính trị của họ".

Vụ nổ súng đã tạo ra một hiện tượng có tên là "BlueAnon", một vở kịch dựa trên thuyết âm mưu, đề cập đến các thuyết âm mưu tự do trên mạng.

Các tài khoản mạng xã hội bảo thủ cũng đưa ra thuyết âm mưu của riêng họ về vụ ám sát hụt, đặt câu hỏi làm thế nào nghi phạm Thomas Crooks có thể đến"sát sườn" ông Trump như thế.

"Liệu rằng Mật vụ có thể để một gã trèo lên mái nhà với một khẩu súng trường chỉ cách ông Trump khoảng 150 m. Vụ việc có nội gián" – một tài khoản viết và đã có hơn 7 triệu lượt xem.

Thống kê cho thấy các bài đăng trên X, Facebook, Instagram và TikTok về thuyết âm mưu vụ ông Trump bị ám sát hụt đã thu hút tới 595 triệu lượt xem chỉ trong vòng 11 giờ sau đó. Các hashtag về thuyết âm mưu đã nhận được 404.000 lượt tương tác trong cùng thời gian.

Vụ ông Trump bị mưu sát: Câu hỏi lớn cho mật vụ, cảnh sát tiết lộ chi tiết bất ngờ

Theo Cyabra, một công ty phân tích thông tin sai lệch của Israel, họ đã điều tra hơn 3.115 tài khoản mạng xã hội thúc đẩy thuyết âm mưu và phát hiện ra rằng 45% trong số đó là các tài khoản "giả".

"Các thuyết âm mưu khẳng định ông Trump dàn dựng vụ ám sát hụt chủ yếu được phát tán trên X" - các nhà phân tích của Cyabra cho biết trong một báo cáo – "Nhiều tài khoản cho rằng ông Trump sợ thua Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử nên đã dàn dựng vụ việc để thu hút thêm cử tri".

Ông Trump chính thức được Đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên đại diện trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Đề cử được các đại biểu tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa bỏ phiếu thông qua tối 15-7 (giờ Mỹ) và kết quả ông Trump nhận được 2.387 trong tổng số 2.429 phiếu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại