Với tuổi thọ ngắn hơn so với nhiều ngôi sao khác nhưng Betelgeuse đã trở thành ‘‘siêu sao’’ trong vũ trụ, nếu ngôi sao này phát nổ chúng ta có thể chứng khiến ngay cả khi trong ánh sáng ban ngày.
Betelgeuse đang cháy đỏ rực trong vũ trụ, tỏa ra một năng lượng lớn không kém gì Mặt trời khiến chúng trở thành mối quan tâm hành đầu của các nhà khoa học.
Euoprean Space Observatory cho biết: ‘‘Đây là lần đầu tiên miếng vạch milimet của Atacama (ALMA) có thể quan sát rõ bề mặt của một ngôi sao với độ phân giải cao nhất’’.
Nguồn: ESOP.
Ngôi sao này đã được quan sát ở nhiều bước sóng khác nhau, đặc biệt là trong tia cực tím có thể nhìn thấy được, các nhà khoa học phát hiện ra ngôi sao đang phát tán khí và bụi với tốc độ rất lớn.
Theo các nhà khoa học, ALMA có thể giúp chúng ta nhìn cận cảnh hơn về ngôi sao đang cháy đỏ rực này.
Quan sát bức hình này cho thấy, khi phát nổ nó sẽ "nuốt trọn" sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa với sức công phá vô cùng đáng sợ.
Betelgeuse đạt tốc độ quay chóng mặt 54.000km/h nhanh gấp 150 lần so với quỹ đạo quay của các ngôi sao khác, tuy nhiên tốc độ quay này có thể sẽ giảm đi khi nó phá vỡ những ngôi sao bé bên cạnh.
Tiến sĩ Wheeler cho biết: ‘‘Giả sử Betelgeuse có một ngôi sao anh em quay bên cạnh với sức mạnh và kích thước hiện tại nó hoàn toàn có thể nuốt chửng người anh em của mình’’.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cách đây khoảng 100.000 năm, nó đã nuốt một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt trời và ngày càng trở nên to lớn.
Một vài bằng chứng khoa học khác cho thấy, sau mỗi lần phá hủy một ngôi sao nó đã tạo ta một vụ nổ và để lại trong vũ trụ những mảnh vụn lớn với tốc độ 3600 km/h.
Ngôi sao khổng lồ đang được các nhà khoa học nghiên cứu và theo dõi, liệu rằng khi nào nó sẽ phát nổ?