Nếu Ngoại trưởng Tillerson "ra đi", Triều Tiên và Iran sẽ càng phải dè chừng Nhà Trắng?

Ngọc Nguyễn |

Mối quan hệ đươc đánh giá là “ cơm không lành canh không ngọt” giữa Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Tillerson đã đưa đến tin đồn ông này sẽ bị người đứng đầu Nhà Trắng thay thế.

Ngoại trưởng Tillerson trong nhiều tháng qua đã trở thành mục tiêu cho các lời đồn đại tại Nhà Trắng. Thông tin thay thế Ngoại trưởng Tillerson đã đột nhiên trở thành chủ đề nóng hôm qua, khi cả hai tờ báo Washington Post và New York Times đồng loạt đưa tin rằng Nhà Trắng đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi.

Trước đó, một số ý kiến dự đoán, người sẽ thay thế Ngoại trưởng Tillerson là Giám đốc CIA Mike Pompeo. Ông này được đánh giá là người đầy tham vọng về chính trị và là phiên bản trái ngược với ông Tillerson.

Trong khi Tillerson điềm đạm và cẩn trọng thì Pompeo lại khá tùy hứng. Sở hữu khả năng giao tiếp tốt hơn Ngoại trưởng Tillerson, ông Pompeo được kì vọng làm việc hiệu quả hơn với quốc hội, người dân Mỹ và các nước đồng minh.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump mới đây đã bác bỏ thông tin trên và khẳng định, đây đều là những tin tức giả mạo. Ông Tillerson cũng cho rằng thông tin Tổng thống Trump muốn ông từ chức là "chuyện nực cười".

Nếu Ngoại trưởng Tillerson ra đi, Triều Tiên và Iran sẽ càng phải dè chừng Nhà Trắng? - Ảnh 1.

Ông Pompeo - người từng được cho rằng sẽ thay thế Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm. Ảnh: Reuters

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Pompeo thay thế Tillerson?

Trước khẳng định của Tổng thống Trump, trường hợp ông Pompeo thay thế ông Tillerson chắc chắn không xảy ra trong bối cảnh hiện nay nhưng nếu trường hợp này xảy ra, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đổi hướng như thế nào đang là câu hỏi làm đau đầu giới chuyên gia.

Có ý kiến cho rằng, một sự thay đổi người đứng đầu Bộ Ngoại giao sẽ thổi một luồng gió mới vào chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông Pompeo có những ưu điểm mà ông Tillerson không có. Ngoài ra, ông còn sở hữu sự tự tin, phong thái điềm tĩnh và chắc chắn mà Tổng thống Trump mong chờ từ người cấp dưới.

Liệu các chính sách đối ngoại sẽ thay đổi nhiều tới mức như thế nào? Hiện nay, cả hai ông - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson đều đã tham gia vào việc hoạch định hầu hết chính sách, đặc biệt là về vấn đề Triều Tiên.

Hai nhân vật này đã tạo ra một liên minh vững chắc trong phòng Tình huống tại Nhà Trắng. Nếu bây giờ Pompeo thay cho Tillerson thì cán cân quyền lực sẽ có sự thay đổi vì mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Pompeo.

Về chính sách đối với Triều Tiên, Washington trong ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách hiện tại. Cả Pompeo và Tillerson đều hiểu rõ rằng sử dụng vũ lực không phải giải pháp lý tưởng và hợp tác với các nước đồng minh là một yêu cầu thiết yếu.

Với tư cách đứng đầu cơ quan CIA, Pompeo đã tích cực triển khai các chiến dịch bí mật tại Triều Tiên. Tuy vậy, ông có lẽ cũng đồng ý với Tillerson rằng chẳng có giải pháp dễ dàng nào cho cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Triều Tiên.

Sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên hôm thứ Ba vừa qua, Ngoại trưởng Tillerson nói: "Các giải pháp ngoại giao đến bây giờ vẫn để ngỏ và mang tính khả thi".

Vì vậy, Ngoại trưởng Tillerson dự kiến tổ chức một cuộc họp tại Canada, bao gồm 15 nước trong liên minh từng gửi quân tới Triều Tiên theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc hồi năm 1950. Bộ trưởng Mattis là người đầu tiên công khai ủng hộ ý tưởng này và đến giờ ông vẫn vững giữ quan điểm.

Với vụ phóng tên lửa liên lục địa thế hệ mới Hwasong-15, chính quyền Bình Nhưỡng tự tin công bố nước mình đã hoàn thành mục tiêu "phát triển hệ thống vũ khí tên lửa". Giờ đây, nước này có thể tái khởi động các cuộc đàm phán với vị thế mới.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Tillerson đã nói với các nhà ngoại giao Trung Quốc rằng Triều Tiên sẽ đạt được điều nước này muốn thông qua con đường đàm phán và cần giảm bớt các hành động mang tính khiêu khích. Rõ ràng, quan điểm này vẫn còn giá trị ở hiện tại.

Nhân tố mới trong nhóm hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ là Thượng nghị sĩ Tom Cotton. Được nhận định sẽ người thay thế vị trí của ông Pompeo trong trường hợp giả định ông Pompeo trở thành Ngoại trưởng, ông Cotton đang cải thiện sự đóng góp của mình đáng kể trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong việc định hình chiến lược đối với Iran.

Giống như ông Pompeo, ông Cotton hội tụ đầy các đức tính cần có một nhà ngoại giao: thông minh, mạnh mẽ và cứng rắn. Đây là vấn đề mà chính quyền Bình Nhưỡng và Tehran cần phải dè chừng khi quay trở bàn đàm phán với Mỹ. Các đồng minh Mỹ cũng có thể cần lo lắng.

Washington Post nhận định, trong những tháng đầu của chính quyền Tổng thống Trump, liên minh giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mattis và Ngoại trưởng Tillerson đã khiến nhiều nhà phân tích nói rằng cặp đôi này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định chính sách đối ngoại nước Mỹ nhưng ông Trump đã có chút thay đổi khi quyết định lập nên một nhóm mới, làm việc với mình hiệu quả hơn.

Báo Mỹ cho hay, sự nổi lên của các nhân vật quan trọng có quan điểm "iếu chiến" không nhất thiết có nghĩa là xảy ra xung đột nhưng Bình Nhưỡng và Tehran nên hiểu rằng Washington đang tính toán lại mức độ chấp nhận rủi ro trong mối quan hệ với các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Triều Tiên xác nhận phóng thành công tên lửa đạn đạo mới

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại