Nếu có một viên sỏi trên đường băng, nó có thể gây tác động gì tới máy bay và hành khách?

Nguyệt Phạm |

Hóa ra, chỉ một viên sỏi nhỏ vô tình nằm trên đường băng có thể gây tác động rất lớn đối với phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay.

Ít ai biết rằng, vận hành một chuyến bay cần sự kết hợp của rất nhiều người cùng quy trình kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Chỉ cần 1 sai sót nhỏ, ví dụ như trên đường băng xuất hiện một viên sỏi cũng có thể khiến máy bay gặp trục trặc. Vì sao lại có chuyện như vậy?

Nếu có một viên sỏi trên đường băng, nó có thể gây tác động gì tới máy bay và hành khách?- Ảnh 1.

Chỉ cần một viên đá nhỏ ở trên đường băng bắn vào động cơ máy bay cũng có thể gây ra cháy nổ và đe dọa tới tính mạng của hành khách và phi hành đoàn. (Ảnh: Sohu)

Theo các chuyên gia về hàng không, trên thực tế, những viên sỏi rơi trên đường băng có thể khiến cho máy bay bị xóc. Nếu máy bay chuẩn bị cất cánh, khi đó tốc độ ban đầu rất chậm thì tác động của viên sỏi tới nó rất nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp, máy bay đang hạ cánh ở vận tốc lớn ban đầu, chỉ cần một viên đá nhỏ ở trên đường băng bắn vào động cơ máy bay cũng có thể gây ra cháy nổ và đe dọa tới tính mạng của hành khách và phi hành đoàn. Thậm chí, nếu lốp bị mòn, bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay, hút các vật vào miệng động cơ phá hỏng động cơ.

Do đó, các sân bay đều có quy định cho dù là một cọng cỏ, một chiếc lá, một viên sỏi hay một con ốc sên... cũng không được phép hiện diện trên đường băng. Để đảm bảo đường băng luôn sạch, ở các sân bay đều có một lực lượng nhân viên đi làm sạch đường băng.

Nếu có một viên sỏi trên đường băng, nó có thể gây tác động gì tới máy bay và hành khách?- Ảnh 2.

Để đảm bảo đường băng luôn sạch, ở các sân bay đều có một lực lượng nhân viên đi làm sạch đường băng. (Ảnh: Sohu)

Nhiệm vụ của lực lượng này là có mặt sớm nhất ở sân bay vào lúc 3g sáng, sau đó họ sẽ làm sạch đường băng, đường lăn, sân đỗ và đảm bảo các khu vực này 24/24 giờ phải luôn sạch sẽ, không có vật nhọn... Có ba khu vực phải làm vệ sinh thật sạch là sân đỗ máy bay, đường lăn, đường cất, hạ cánh. Mặt đường băng rộng 45m, dài 3,5km.

Thông thường, khi các phương tiện đi lại sẽ khiến đá, sỏi, vật rơi vãi trên đường băng. Nhóm nhân viên này sẽ dàn thành hàng ngang quét dọn trên đường băng và sân đỗ của máy bay sao cho sạch nhất. Không chỉ làm sạch đường băng, họ còn phải kiểm tra xem đường băng có hư hỏng gì không. Mỗi lần làm sạch đường băng thường mất nhiều tiếng đồng hồ tùy theo độ dài của đường băng.

Nếu có một viên sỏi trên đường băng, nó có thể gây tác động gì tới máy bay và hành khách?- Ảnh 3.

Sau khi kiểm tra kỹ càng thì máy bay mới được cất cánh. (Ảnh: Sohu)

Công tác đảm bảo vệ sinh đường băng nghiêm ngặt đến mức trước khi máy bay cất cánh, người trực tiếp chỉ huy bay cùng nhóm trưởng đội vệ sinh sẽ đi kiểm tra lại toàn bộ khu vực đường lăn, đường cất cánh và hạ cánh, đạt yêu cầu mới ký nhận biên bản bàn giao sân bay.

Mặc dù, với nhiều người thì quy trình này được cho là rườm rà, cầu kỳ, nhưng đây chính là cách làm phù hợp và hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách trên mỗi chuyến bay.

*Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại