Khi thầy cô trở thành "Influencers"
Năm 2020 đánh dấu sự đảo lộn trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Khi mọi hoạt động tương tác trực tiếp bị hạn chế đến mức tối thiểu, các ngành nghề muốn tồn tại buộc phải bước lên trực tuyến. Lúc này, nền tảng số không còn là lãnh địa riêng của nhóm Influencers - những người nổi tiếng hay có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, mà đã trở thành miền đất hứa cho cả những lĩnh vực nghề mà trước nay vẫn an toàn với các công cụ và khuôn mẫu truyền thống, trong đó có giáo dục.
Theo ước tính của UNESCO, đến ngày 24/3/2020, có khoảng 138 nước đã áp dụng lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc, ảnh hưởng tới 1,3 tỷ học sinh toàn cầu. Giải pháp học trực tuyến bắt đầu được đưa ra ở hầu hết các quốc gia như Hàn Quốc, Canada, Pháp, Anh, Mỹ… và cả Việt Nam. Từ ngày 5/4, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức giảng dạy qua truyền hình hoặc giảng dạy trực tuyến, mở ra một cơ hội để giáo dục và đào tạo nước ta triển khai dạy và học trực tuyến ở các cấp.
Cái bắt tay giữa công nghệ và giáo dục
Mô hình dạy học trực tuyến đòi hỏi sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, từ nhân lực, chương trình đào tạo và không thể thiếu các phương tiện, công cụ hỗ trợ. Nắm bắt tình hình đó, nhiều thương hiệu dẫn đầu về công nghệ đã đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đáp ứng yêu cầu về phương tiện giảng dạy. Các thiết bị như Smart-phone, Tablet hay màn hình tương tác của Samsung được đưa vào sử dụng tại nhiều trung tâm Anh ngữ, trường quốc tế tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy trực tuyến.
Cung cấp sản phẩm đa dạng nhằm phục vụ các phong cách giảng dạy khác nhau.
Ngoài sự tiếp sức của công nghệ để giúp mô hình giảng dạy này thực sự tối ưu, bản thân các thầy cô giáo cũng dành sự nỗ lực đáng nể trong việc tiếp cận, khai thác các công cụ hiện đại để xây dựng nội dung giảng dạy chất lượng, ghi lại hình ảnh chân thực, stream quá trình dạy và trao đổi trực tiếp với học sinh ở bất cứ đâu, đồng thời ứng dụng các cách truyền tải để thu hút học sinh.
Khi phải tách khỏi môi trường truyền thống với các khuôn mẫu được định sẵn, sự sáng tạo và khả năng thích nghi của các thầy cô giáo được đặt lên hàng đầu. Với những "người đưa đò" thời 4.0, đây là cơ hội để họ vận dụng công nghệ và viết nên định nghĩa mới về nghề nghiệp đáng quý của mình, tiếp thêm động lực tích lũy tri thức không mệt mỏi cho thế hệ học sinh được họ truyền dạy mỗi ngày.
Cộng hưởng cùng công nghệ - xu thế mới của mọi ngành nghề
Sự xáo trộn xã hội thời gian qua đã mở ra bước ngoặt để ngành giáo dục cũng như các ngành kinh tế - dịch vụ khác từng bước thích ứng với thời đại 4.0. Không còn nằm ở những khảo sát về xu thế kinh tế hay sự bùng nổ trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bài toán nghề nghiệp của năm 2020 nằm ở sự sáng tạo và khả năng thích nghi được trui rèn bên trong thế hệ nhân lực mới.
Chủ động tiếp cận công nghệ và tận dụng sự kết nối sẵn có từ nền tảng đó để làm cơ sở cho nghề nghiệp mới là phương án hiệu quả để vượt qua khủng hoảng.
Mang tinh thần đón đầu mọi xu hướng, Samsung không ngừng cải tiến các thiết bị công nghệ phục vụ đời sống và trải nghiệm người dùng, đồng thời đưa ra tuyến nội dung trên Samsung Explore để mang đến những mẹo học tập, làm việc và rèn luyện sức khỏe cho bạn dù ở bất cứ đâu. Không dừng lại ở đó, với mong muốn xây dựng một cộng đồng văn minh, tích cực và đầy bản lĩnh, Samsung tiên phong tổ chức chuỗi workshop nghề 4.0 với các chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ như "Mượn Art Tỏ Bày", "Food Blogger Chuyên Nghiệp Từ Con Số 0" hay "Thương Hiệu Cá Nhân 4.0", bước đầu khắc họa bức chân dung nghề và truyền cảm hứng cho giới trẻ tự tin làm điều không thể.
Rào cản xuất hiện không phải để ta chùn chân hay bỏ cuộc, tương lai tốt đẹp chỉ được tạo ra khi ta sẵn sàng dấn thân trải nghiệm từ hôm nay, để xứng danh là thế hệ Doers bản lĩnh và quyết đoán theo đuổi công việc mơ ước. Chỉ cần bạn quyết tâm làm bất kể mọi rào cản, đồng hành cùng bạn trên mỗi chặng đường luôn có Samsung.