Nên cho công an đánh bẫy để tóm tội phạm ấu dâm?

Sông Hàn |

Cộng đồng phẫn nộ về tội phạm ấu dâm, gây áp lực yêu cầu cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc và xử lý nghiêm minh những vụ án này. Nhưng thực tế việc điều tra án vụ ấu dâm có những nút thắt, những khó khăn cần được tháo gỡ.

Các cơ quan chức năng đã lần lượt ra quyết định khởi tố Nguyễn Khắc Thủy (Vũng Tàu), khởi tố và bắt tạm giam Cao Mạnh Hùng ( Từ Liêm, Hà Nội) vì hành vi dâm ô trẻ em.

Công lý sẽ và cần được thực thi nhưng giờ đã đến lúc cộng đồng nên cổ vũ cơ quan chức năng vượt lên nút thắt của quá trình điều tra, thực thi nhiệm vụ một công bằng, độc lập bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Điều tra án ấu dâm khó nhất ở thu thập chứng cớ

Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), có các điều 112, 113, 115, 116 quy định rõ về các tội xâm phạm tình dục, dâm ô đối với trẻ em; Điều 256 quy định mức án cho tội mua dâm đối với người chưa thành niên. Giáo trình Luật cũng lý giải rất rõ ràng thế nào là dâm ô với trẻ em.

Tuy nhiên thực tế hoạt động điều tra tội phạm ấu dâm lại gặp rất nhiều thử thách, ông Ngô Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Anh Tuấn (ATN Law Firm) cho rằng: Khi tiến hành nhiệm vụ, cơ quan điều tra phải căn cứ vào những chứng cứ thu giữ tại hiện trường cùng nhiều tài liệu có liên quan để chứng minh hành vi phạm tội.

Ở đây, áp lực từ dư luận, hay từ người nhà nạn nhân không phải là căn cứ để cơ quan chức năng kết luận về án vụ.

Luật sư Tuấn cũng cho rằng: Những vụ án ấu dâm thường diễn ra ở nơi kín đáo, việc chứng minh được đối tượng tình nghi có hành vi sàm sỡ với trẻ em hoặc chứng minh họ tự mình thực hiện hành vi kích thích tình dục trước sự chứng kiến của trẻ em là điều không dễ.

Nạn nhân nhỏ tuổi, thiếu kiến thức trong việc tự bảo vệ bản thân hay cáo giác tội phạm với gia đình, cơ quan chức năng; lời khai của các em nhiều lúc không nhất quán…

Tất cả đã gây nên những khó khăn cho công tác điều tra. Và khi chứng cứ mờ nhạt thì khó có thể định tội bị cáo. Nếu cơ quan điều tra chậm trễ, việc thu thập chứng cứ càng khó.

Nên cho công an đánh bẫy để tóm tội phạm ấu dâm? - Ảnh 1.

Chung một nhận định, ông Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Phòng Pháp luật Hình sự Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết: Xử lý tội ấu dâm vướng nhất ở khâu điều tra thu thập chứng cớ, dư luận nên cổ vũ cơ quan chức năng vượt qua những thách thức như vậy, thực thi sự nghiêm minh của pháp luật.

Khi cảnh sát được quyền đánh bẫy tội phạm!

Làm thế nào để gỡ được nút thắt thu thập chứng cứ trong việc điều tra các vụ án ấu dâm? Câu trả lời có lẽ nên nhường cho các nhà làm Luật, nhưng tại các vụ án điển hình ta có thể tìm ra được lời giải mà một số quốc gia đã ứng dụng.

Lật lại câu chuyện buồn về vụ án Minh Béo bị bắt giữ tại Hoa Kỳ. Ngay sau khi nhận được lời tố giác của một nạn nhân, viên cảnh sát Garden Grove đã đóng giả làm một cậu bé 14 tuổi, liên lạc với Minh Béo.

Cảnh sát đã bắt giam ngay diễn viên này với cáo buộc ba tội danh, gồm: quan hệ tình dục qua đường miệng với trẻ vị thành niên, toan tính thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ thực hiện hành vi dâm ô.

Ở đây xuất hiện ít nhất hai tình tiết đó là nạn nhân ấu dâm đã được trang bị những kiến thức cần thiết và sẵn sàng cáo giác tội phạm với cảnh sát; cảnh sát được quyền sử dụng phương thức gài bẫy để bắt tội phạm với tang chứng, vật chứng đầy đủ.

Ông Đinh Thế Hưng cho rằng: Luật Tố Tụng tại Việt Nam cho phép nghe lén, truy cập email với các tội khủng bố, ma túy, tham nhũng.

Với vụ án ấu dâm để có được những bằng chứng cần thiết cơ quan điều tra cũng nên được trao các quyền tương tự. Với tội phạm ấu dâm việc điều tra bằng các biện pháp như trinh sát, giăng bẫy (như cách làm của cảnh sát Hoa Kỳ) là không khó khăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại