'Né' khí đốt của Nga, quốc gia giàu nhất châu Âu giờ đây lại phụ thuộc vào LNG nhập khẩu từ nước mà 'ai cũng biết là ai'

Đức Nam |

Nhập khẩu LNG vào Đức từ quốc gia này đang tăng lên một cách chóng mặt với các thỏa thuận khổng lồ liên tục được ký kết.

Né khí đốt của Nga, quốc gia giàu nhất châu Âu giờ đây lại phụ thuộc vào LNG nhập khẩu từ nước mà ai cũng biết là ai - Ảnh 1.

Xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu tăng mạnh từ năm ngoái.

Đức vừa ký một thỏa thuận dài hạn để nhập khẩu thêm khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ khi Berlin chuyển sang thay thế năng lượng của của Nga.

SEEF (viết tắt của Securing Energy For Future) – công ty ra đời từ việc Berlin quốc hữu hóa hoạt động của Gazprom (Nga) – sẽ mua 2,25 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng mỗi năm từ Venture Global LNG, một nhà xuất khẩu của Mỹ.

Thời hạn hợp đồng kéo dài 20 năm cho thấy Đức kỳ vọng khí đốt vẫn là một trong những nguồn năng lượng chính của nước này, bất chấp mục tiêu cắt giảm 95% lượng phát thải carbon ròng vào năm 2045. Thực tế, Đức mới chỉ bắt đầu nhập khẩu LNG từ 7 tháng trước.

Egbert Laege, CEO của SEFE cho biết thỏa thuận này đánh dấu “một bước quan trọng trong sứ mệnh đảm bảo năng lượng cho khách hàng châu Âu” và “góp phần vào sự đ dạng hóa và bền vững hơn nữa” nguồn cung năng lượng tại châu lục này.

2 bên không tiết lộ về giá của lô khí đốt này. 2,25 triệu tấn LNG tương đương khoảng 5% nhu cầu của Đức trong 1 năm. Đây là thỏa thuận 20 năm thứ 2 của Đức với Venture Global, sau thỏa thuận 2 triệu tấn/năm của EnBW, thuộc sở hữu của bang Baden-Wuttemberg. Các thỏa thuận này biến Venture Global thành nhà cung cấp LNG lớn nhất cho Đức.

RWE của Đức năm ngoái ký một thỏa thuận mua LNG từ Qatar trong 15 năm – ngắn hơn đáng kể so với kỳ vọng của quốc gia vùng Vịnh trong khi họ ký một thỏa thuận khác với một nhà cung cấp Trung Quốc với thời hạn 27 năm.

Xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu tăng vọt trong năm ngoái khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng và giá khí đốt tăng. Các lô hàng ước tính lên đến 40 triệu tấn đã giúp châu Âu giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung. Nguồn cung từ Mỹ cũng giúp các quốc gia châu Âu xây dựng kho dự trữ khí đốt dồi dào, chuẩn bị cho mùa đông năm 2023.

Đức là một trong những quốc gia chịu tổn thất lớn nhất trong sự kiện Nga – Ukraine bởi trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp của nước này phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt giá rẻ của Nga. Trước khi cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra, Đức gần như là nền kinh tế lớn duy nhất của châu Âu không nhập khẩu LNG do nước này phụ thuộc vào các đường ống dẫn khí đốt của Nga.

Tuy nhiên trong 18 tháng qua, nước này đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số cơ sở lưu trữ LNG nổi. Theo Refinitiv, quốc gia giàu nhất châu Âu đã nhập khẩu tổng cộng 2,4 triệu tấn LNG kể từ tháng 12/2022, hơn 70% trong số đó đến từ Mỹ.

48 tiểu bang của Mỹ chỉ bắt đầu sản xuất LNG vào năm 2016 nhưng các dự án ở bờ biển vùng Vịnh đang được xây dựng từ các công ty như Cheniere, Venture Global và ExxonMobil sẽ đưa quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Theo S&P Global, các nhà sản xuất Mỹ đã ký hợp đồng cung cấp hơn 70 triệu tấn LNG/năm kể từ đầu năm 2021.

Chỉ vài tuần sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ký một hiệp ước chiến lược, theo đó các công ty EU sẽ quan tâm nhiều hơn đến LNG của Mỹ.

Nguồn: FT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại