NATO 70 năm: Canh cánh trước Nga, sau Trung Quốc?

An Bình |

70 năm kể từ khi liên minh xuyên Đại Tây Dương từ thời Chiến tranh Lạnh được thành lập để tập trung vào Moscow, NATO ngày nay mở rộng tầm nhìn về những thách thức ngày càng cứng rắn do Trung Quốc đặt ra.

(Tổ Quốc) - 70 năm kể từ khi liên minh xuyên Đại Tây Dương từ thời Chiến tranh Lạnh được thành lập để tập trung vào Moscow, NATO ngày nay mở rộng tầm nhìn về những thách thức ngày càng cứng rắn do Trung Quốc đặt ra.

Nhưng vẫn không rõ, ngay cả với các nhà ngoại giao trong liên minh quân sự 29 thành viên này là liệu NATO có hoàn thành nhiệm vụ mới hay không - đặc biệt là vào thời điểm chia rẽ nội bộ diễn ra gay gắt – điều đã được thể hiện rõ trong hội nghị thượng đỉnh tuần này.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi họ gặp nhau ở ngoại ô London hôm thứ Tư, các nhà lãnh đạo NATO cho biết: Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng và các chính sách quốc tế đặt ra cả những cơ hội và thách thức mà chúng tôi cần phải giải quyết cùng nhau với tư cách một liên minh".

Mỹ, châu Âu ngày càng "rắn" với Trung Quốc

Mỹ đang đi đầu về việc tập trung nhiều hơn vào đối phó Trung Quốc và cũng tin tưởng đối với nhiều ý kiến đồng thuận ở phần lớn châu Âu, nơi đang lo ngại về đòn bẩy kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Trong một sự thay đổi về quan điểm hồi đầu năm nay, Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành Liên minh Châu Âu, đã nói rằng Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống và kêu gọi khối này có hành động cứng rắn hơn sau nhiều năm chào đón đầu tư của Trung Quốc.

NATO 70 năm: Canh cánh trước Nga, sau Trung Quốc? - Ảnh 1.

NATO đang đứng trước những thách thức chưa từng có cả nội và ngoại khối.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, cho biết có sự châu Âu ngày càng nhận thức được những thách thức đặt ra từ sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bao gồm tất cả mọi điều, từ vũ khí siêu âm cho đến hàng không mẫu hạm.

Trung Quốc là một thách thức chiến lược đối với chúng tôi và chúng tôi cần phải vượt lên trước điều đó, ông Esper nói.

"Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc ngay lúc này là một kẻ thù. Nhưng chúng ta cần phải hỗ trợ hình thành một liên minh. Và chúng ta cần phải chuẩn bị trong trường hợp mọi thứ diễn ra theo cách chúng ta không muốn".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý trước hội nghị thượng đỉnh liên minh rằng Trung Quốc là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

"Đây không phải là việc NATO tiến về hướng Biển Đông, mà là về việc Trung Quốc đang đến gần chúng ta hơn", ông nói, hướng tới hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực, Châu Phi và đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng châu Âu.

Hoa Kỳ cũng đang muốn các đồng minh châu Âu cấm thiết bị từ nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei, nói rằng thiết bị của họ có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp.

Huawei, phủ nhận cáo buộc của Washington, vào tháng 10 cho biết một nửa trong số 65 thỏa thuận thương mại mà họ đã ký kết là với các khách hàng châu Âu để xây dựng mạng điện thoại di động 5G.

Các nhà lãnh đạo NATO nói trong thông cáo của họ rằng họ cam kết đảm bảo các quốc gia của họ có mạng thông tin liên lạc 5G an toàn, nhưng không đề cập đến Huawei.

Tuy nhiên, ông Trump đã trực tiếp gọi Huawei là một mối nguy hiểm về an ninh và nói tại một cuộc họp báo rằng ông nhận được sự đảm bảo từ Italy và các quốc gia khác rằng họ sẽ không theo đuổi các thỏa thuận với công ty viễn thông này.

Đối thủ tiếp theo của NATO?

Một nhà ngoại giao NATO cho biết đã có sự đồng thuận rộng rãi rằng Trung Quốc là "một phần môi trường chiến lược của chúng tôi", nhưng cũng cảnh báo những hạn chế của châu Âu trong việc đoàn kết về vấn đề này.

Một số đồng minh sẽ bị hút tới việc làm hài lòng Trump và nêu lên Trung Quốc là đối thủ tiếp theo của NATO, nhưng hầu hết người châu Âu biết điều này không đại diện cho lợi ích quốc gia của họ, nhà ngoại giao trên nói, với điều kiện giấu tên.

Một nhà ngoại giao khác thì cho rằng Trung Quốc sẽ không trở thành đối thủ của NATO.

"Trung Quốc không phải là nước Nga mới. Đây không phải là về việc tuyên bố Trung Quốc là kẻ thù mới", nhà ngoại giao này nói. "Trung Quốc là thế lực đang trỗi dậy của thế kỷ 21".

Derek Chollet, cựu quan chức Lầu Năm Góc trong chính quyền Obama, cho biết các quan chức châu Âu ngày càng chia sẻ quan điểm của Hoa Kỳ về Trung Quốc, coi đây là một thách thức chiến lược. Tuy nhiên, họ cũng đặt ra câu hỏi về mức độ Bắc Kinh sẽ trở thành trọng tâm của NATO.

Một phần kế hoạch của NATO về Trung Quốc dựa trên bảy yêu cầu cơ bản mà các đồng minh NATO phải đánh giá rủi ro. Chúng bao gồm các rủi ro về hậu quả của Trung Quốc nắm giữ quyền sở hữu truyền thông; các kế hoạch của NATO về khôi phục liên lạc trong trường hợp bị gián đoạn; đảm bảo NATO có quyền sở hữu vũ khí chiến lược và cơ sở hạ tầng và sức mạnh hàng hải của NATO cần phải đối trọng với Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại