Nasa sẽ làm gì để có thể đưa con người lên sinh sống trên Sao Hỏa?

Lê Trang |

Vừa qua NASA đã bất ngờ tiết lộ những thông tin thú vị về cuộc sống trên Sao Hỏa của các phi hành gia, qua đó họ đã giải thích rõ hơn cho những người quan tâm về khái niệm căn cứ trên Hành tinh Đỏ.

Mục tiêu dài hạn của NASA là đưa con người lên sinh sống trên Sao Hỏa, tuy nhiên vẫn còn nhiều thập kỷ thậm chí là thế kỷ nữa con người mới có thể đạt được đích mong muốn đó nhưng cơ quan vũ trụ này đang bắt đầu xây dựng những hi vọng cho tất cả mọi người. NASA đã bất ngờ bật mí một hình ảnh miêu tả về cuộc sống của con người trên Sao Hỏa sẽ như thế nào trong tương lai. Hình ảnh cho thấy một phi hành gia đứng ở một trong những hẻm núi khổng lồ của Sao Hỏa, với một căn cứ ở phía xa.

NASA cho biết: "Bức ảnh này cho thấy một phi hành gia trên Sao Hỏa, và được chụp qua cửa sổ tàu vũ trụ. NASA đang đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng và sẽ thử nghiệm một số công nghệ hữu ích cho việc đưa các phi hành gia đầu tiên đến sinh sống trên Hành tinh Đỏ."

Nasa sẽ làm gì để có thể đưa con người lên sinh sống trên Sao Hỏa? - Ảnh 1.

Trước khi NASA đưa con người lên sao Hỏa, việc đầu tiên họ cần làm là đưa con người lên Mặt trăng, nhưng việc họ đã làm vào năm 1972 hay như năm 2004 trong một phần của nhiệm vụ Artemis. Các phi hành gia đầu tiên được đưa lên Mặt trăng sẽ có nhiệm vụ tạo ra một căn cứ chứa phòng thí nghiệm. Và nơi đó sẽ hoạt động như một bước đà để tiến lên Sao Hỏa. Căn cứ này sẽ được sử dụng làm điểm kiểm soát giữa Trái đất và Sao Hỏa đồng thời cho phép các phi hành gia nghiên cứu Mặt trăng một cách chi tiết hơn.

Quản trị viên của NASA Jim Bridenstine đã đưa ra thông báo, nói rằng ông muốn thiết lập một căn cứ Mặt trăng và kêu gọi những gương mặt sáng nhất của ngành công nghiệp Mỹ để giúp thiết kế và phát triển con tàu đổ bộ Mặt trăng cho con người. Mặc dù ít được tiết lộ về cách con người sẽ sống như thế nào trên Sao Hỏa, nhưng NASA đã bắt đầu làm việc trên các hệ thống truyền thông. Việc xây dựng hiện đã bắt đầu với một chiếc tàu dài 112 feet (rộng 34 mét), mà các công nhân đang xây dựng ở Goldstone, California.

NASA đã dựa vào sóng vô tuyến một cách cổ điển để liên lạc với các máy của mình trên khắp Hệ mặt trời, nhưng những sóng này mất trung bình 13 phút để di chuyển tới 271 triệu dặm hành trình tới Hành tinh Đỏ. Điều này có thể coi là quá dài nếu các phi hành gia giả định trên Sao Hỏa đang ở trong tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu về tia laser cho thấy nó cung cấp giao tiếp gần như tức thời, và cũng cho phép các bộ dữ liệu lớn hơn nhiều được chuyển.

Dự án này là một phần của mạng không gian sâu của NASA (DSN) và cơ quan không gian đã mô tả vệ tinh, được gọi là DSS-23, với tư cách là một đầu mối quan trọng cho các nhiệm vụ trên sao Hỏa trong tương lai. NASA cho biết: "Trong khi DSS-23 hoạt động như một ăng ten vô tuyến, nó cũng sẽ được trang bị gương và một máy thu đặc biệt cho các tia laser phát ra từ tàu vũ trụ ở xa." Công nghệ này rất quan trọng để đưa các phi hành gia đến những nơi như Sao Hỏa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại