Theo tờ Fox news, sự giả mạo về những cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo từ lâu đã là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều người.
Mới đây, một tài khoản có tên Streetcap1 đăng video trên Youtube cho thấy bức ảnh được chụp vào tháng 12/1972, thời điểm Apollo 17 thực hiện nhiệm vụ cuối cùng đưa con người lên Mặt Trăng.
Trong bức ảnh thấy rõ sự phản chiếu bóng của một người đang thu dọn phông bạt trên chiếc mũ của một phi hành gia.
Bức ảnh phi hành gia trên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 17 |
Tại giây 21 của video, tài khoản Streetcap1 cũng chỉ ra hình ảnh người không mặc trang phục vũ trụ. Tài khoản này bình luận rằng: "Tôi nghĩ điều này khá lạ vì vậy tôi đã chụp lại bằng phần mềm ảnh của tôi".
Cụ thể hơn, Streetcap1 cho rằng một người khoảng 70 tuổi không mặc trang phục chuyên dụng trong vũ trụ và đang dọn dẹp trong bức ảnh của Apollo17.
Streetcap1 viết rằng: "Bạn có thể nhìn rõ, một người đàn ông, khoảng 70 tuổi, tóc dài, mặc áo choàng cổ".
Theo đó, những bức ảnh công bố trong sứ mệnh Apollo 17 được cho là giả tạo, không có thực.
Bên cạnh nhiều ý kiến hoài nghi về video Streetcap1 đưa ra, nhiều người tỏ rõ sự đồng tình.
Một bình luận viết: "Ôi trời ơi, xin chúc mừng Streetcap1. Bạn đã tìm ra bằng chứng tuyệt vời về hoài nghi bao lâu nay".
Apollo 17 là sứ mệnh cuối cùng của chương trình Apollo đưa con người khám phá Mặt trăng của Cơ quan hàng không vũ trụ mỹ NASA được thực hiện vào ngày 7/12/1972.
Các phi hành gia đã dành 2 tuần trong không gian và quay trở lại Trái Đất vào ngày 19/12/1972.
Apollo 17 nổi bật hơn cả các sứ mệnh khác không chỉ vì đó là chuyến tàu cuối cùng mà đây chính là phi vụ đầu tiên không sử dụng phi công thử nghiệm. Nó giữ kỷ lục hạ cánh xuống mặt trăng trong thời gian dài nhất, ở trong quỹ đạo mặt trăng dài nhất và thu được mẫu mặt trăng lớn nhất.