Theo NASA, cái đầu tiên mang tên 2012 DK31 sẽ lướt ngang qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách chỉ 4,8 triệu km trong ngày 27-2 (giờ Mỹ, tương ứng chiều tối 27-2 đến sáng 28-2 ở Việt Nam).
Các tính toán trước đó cho thấy kẻ đe dọa ngoài hành tinh này có đường kính tương ứng với chiều cao của một tòa cao ốc 40 tầng, tức khoảng 137 m. Quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời cắt ngang quỹ đạo của Trái Đất vài năm một lần.
Khá nhiều tiểu hành tinh thường xuyên "hù dọa" Trái Đất - Ảnh: ASTRONOMY MAGAZINE
Theo Live Science, mặc dù tảng thiên thạch này không gây ra va chạm trong lần tiếp cận này nhưng vẫn bị NASA phân vào nhóm "tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm" (PHA), tức đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để tiềm tàng một rủi ro.
Việc tiểu hành tinh bất ngờ thay đổi quỹ đạo trong không gian là không hiếm và các PHA là dạng có khả năng gây va chạm nếu sự thay đổi quỹ đạo xảy ra.
Trong ngày 28-2 (giờ Mỹ), một PHA thứ hai cũng có đường kính khoảng 137 m sẽ áp sát hành tinh chúng ta hơn - với khoảng cách chỉ 3,5 triệu km. Nó mang tên 2006 BE55, "hù dọa" người Trái Đất khoảng 4-5 năm một lần.
Cuối cùng, vào ngày 3-3 (giờ Mỹ), một vật thể đường kính khoảng 76 m sẽ sượt tiếp qua Trái Đất với khoảng cách 5,3 triệu km. Tuy nhiên, kích thước của tiểu hành tinh này - mang tên 2021 QW) - không đủ lớn để được phân loại là PHA, tuy cũng đe dọa Trái Đất vài năm một lần.