Nắng nóng gay gắt, chuyên gia bày cách sử dụng điều hoà vô cùng tiết kiệm

ĐỖ HỢP |

Hà Nội và nhiều địa phương đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Nhu cầu dùng điều hòa tăng vọt, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm.

Máy lạnh, điều hòa đang dần trở thành thiết bị phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất là vào trong mùa hè. Với hiệu quả mang lại giúp chúng ta có không khí mát và thỏa mái hơn thì đi kèm theo đó điều hòa chính là thiết bị ngốn nhiều tiền điện nhất trong các gia đình.

Nhiều người nói rằng để mua một chiếc điều hòa không khó nhưng cái khó là có chịu nổi hóa đơn tiền điện bỗng chốc tăng vọt vào cuối tháng hay không?

Tiền điện tăng do thời tiết, thói quen sử dụng

Nhiều chuyên gia về điện tử, điện lạnh cho biết, việc hóa đơn tiền điện những tháng cao điểm này chất ngất không phải thì giá điện tăng nhiều mà chính là do thời tiết, thói quen sử dụng của từng gia đình.

Ông Nguyễn Quang Thắng, kĩ sư – giám đốc một công ty Điện tử- Điện lạnh ở Hà Nội cho rằng, để tiết kiệm được điện nhất là trong những ngày nắng gay gắt như thời điểm này, người dân cần lưu ý dàn outdoor ( ngoài trời ) ở nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp.

Cũng theo ông Thắng, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong phòng một cách hợp lý. Thay vì để xuống kịch sàn 16 độ, để nhiệt độ phù hợp ( 25~27 độ ) để máy có thời gian nghỉ, không bị chạy liên tục. Từ đó giúp điều hòa hoạt động nhanh hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian.

Thực tế, công suất làm lạnh của máy có giới hạn, máy cần thời gian để kéo nhiệt từ từ thì mới có thể làm lạnh cho phòng được. Do vậy việc bạn chọn nhiệt độ 25 độ hay 16 độ cũng không thể thay đổi nhanh được nhiệt độ trong phòng ngược lại còn làm máy bị quá tải tốn nhiều điện và mất nhiều thời gian làm mát hơn.

Khi bật máy và đưa nhiệt độ xuống thấp nhất sẽ làm điều hoà chạy hết công suất ngay lập tức và về lâu dài nó sẽ nhanh bị hỏng. Do vậy khi mở máy nên hạ nhiệt một cách từ từ để tầm 27 độ đến 25 độ sau đó với chỉnh nhiệt thấp xuống dần.

Cũng theo kĩ sư Thắng, cần vệ sinh lưới lọc bụi dàn indoor ( trong nhà ) định kỳ ( 1 tháng/lần ), vệ sinh dàn trao đổi nhiệt indoor định kỳ ( 1 năm/lần ). Bảo dưỡng định kỳ 1 năm / lần. Có như vậy, máy mới chạy bền và tiết kiệm điện.

“Vì nhiệt độ càng thấp sẽ ngốn càng nhiều điện hơn. Khoảng cách nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng ít thì điện năng cũng như tiền điện cuối tháng sẽ giảm bấy nhiêu”- ông Thắng nhấn mạnh.

Những sai lầm khi bật điều hòa trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm 40 độ

Kĩ sư Nguyễn Quang Thắng cũng lý giải những sai lầm khi bật điều hòa trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm 40 độ mà gần như ai cũng mắc phải.

Thứ nhất, theo ông Thắng, nhiều gia đình hay để nhiệt độ thấp quá dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ. Mặt khác, lưới lọc bụi không vệ sinh nên bẩn sẽ không có gió qua.

Ngoài ra, theo ông Thắng, sai lầm khi sử dụng điều hòa nữa là nhiều gia đình để Dàn indoor không vệ sinh bẩn nên trao đổi nhiệt kém .

“Nhiều nơi ở công sở, gia đình còn mở cửa sổ khi chạy điều hoà mong… thoáng khí. Đây là một suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng khiến điện càng tốn hơn”- kĩ sư Thắng nhấn mạnh.

Ông Thắng cũng chia sẻ, không nên bật điều hòa 24/24. chúng ta không nên quá lạm dụng nó bất suốt cả ngày kể cả là vào những ngày nắng nóng. Vì ở trong mội trường điều hòa nhiều không khí không được lưu thông sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng như sức khỏe của người sử dụng.

Chia sẻ các mẹo nhỏ để giúp sử dụng điều hòa tốn ít điện nhất

Hạn chế trao đổi nhiệt với bên ngoài

Để tiết kiệm điện các bạn nên lắp đặt điều hòa ở phòng kín ít có các khe hở để tránh làm thất thoát nhiệt ra ngoài. Từ đó giúp điều hòa hoạt động nhanh hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Với các phòng có sử dụng cửa kính thì nên tránh tuyệt đối việc để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếc vào cửa thì khi đó kính sẽ hấp thụ nhiệt và đổ lại phòng gây rất bí bách oi nóng và khó chịu. Hoặc không thì cần phải sử dụng rèm cửa để che chắn

Không để nhiệt độ quá thấp

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5 đến 3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu nhiệt độ điều hòa hạ thấp xuống 25 độ C từ mức 26 độ C, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 đến 2,5%.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng từ 15 - 20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt, vì khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt trần không còn hiệu quả nữa mà còn gây tốn điện.

Để chế độ quạt gió tự động

Việc này giúp tiết kiệm điện khi công suất hoạt động của máy nhỏ hơn các chế độ khác, đồng thời cả căn phòng sẽ được mát một cách toàn diện. Một số người dùng thường để quạt gió thổi mạnh vào khu vực nhất định, vừa lãng phí vừa không tốt cho sức khỏe về lâu dài.

Không bật tắt điều hòa liên tục, ngắt aptomat sau khi tắt

Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát, người sử dụng hay có thói quen tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì mở điều hoà lại. Đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.

Theo như các chuyên gia thì họ khuyên rằng nên bật tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút. Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, người dùng hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn) vì khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại