Hiện nhiều khu vực của Nam Á đang phải đối mặt với 1 đợt nắng nóng gay gắt bắt đầu từ tháng 3 vừa qua, khi nhiệt độ tăng cao hơn vài độ so với mức trung bình nhiều năm.
Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, quốc gia này đã trải qua tháng 3 nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ qua. Nhiều khu vực ở phía bắc, phía tây và phía đông Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ tăng lên tới hơn 40 độ C trong tháng 4.
Hình ảnh người dân Ấn Độ trong thời điểm nắng nóng kỷ lục
Nhiệt độ ở nhiều nơi tại Ấn Độ và Pakistan gần đây thường xuyên vượt 50 độ C, tàn phá nghiêm trọng mùa màng và cuộc sống người dân.
Nắng nóng kết hợp với hiện tượng "nhiệt độ bầu ướt" đang thách thức giới hạn chịu đựng của người dân Ấn Độ. Nhiệt độ bầu ướt là đơn vị nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được khi không khí bão hòa hơi nước, thường không quá 31°C.
Khi nhiệt độ bầu ướt trên 35°C, không khí không thể hấp thụ thêm hơi nước, khiến mồ hôi không bay hơi, làm cho con người gặp các hiện tượng sốc nhiệt như mệt mỏi, chuột rút, phát ban, đặc biệt là tình trạng say nắng với nguy cơ tử vong chỉ sau vào giờ.
Bang Maharashtra ở tây Ấn Độ đã báo cáo 25 ca tử vong vì nắng nóng từ cuối tháng 3, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, hơn 1 tỷ người ở Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan đang rất dễ bị tổn thương bởi cái nóng khắc nghiệt, trong bối cảnh những rãnh gió mùa gây mưa làm mát dự kiến sẽ chỉ xuất hiện trong tháng tới và tình trạng mất điện ngày càng thường xuyên ở nhiều vùng.
Nhiệt độ tại New Delhi vào ban ngày đạt 44 độ C và không dưới 30 độ C vào ban đêm. Núi rác Bhalswa khổng lồ tại vùng ngoại ô phía bắc New Delhi tiếp tục cháy từ ngày 26/4 tới nay, khiến không khí oi bức tại thành phố càng trở nên ô nhiễm nặng nề.
Nguồn: Tổng hợp