Dù là cổ đại hay hiện đại, có một câu nói khiến bất cứ ai cũng đồng tình: “Chết đi là điều an yên nhất, người chết rồi là lớn nhất”. Đặc biệt là các hoàng đế cổ đại, khi họ băng hà tang lễ sẽ được tổ chức vô cùng long trọng, cũng có không ít người vô tội thiệt mạng.
Trong những bộ phim truyền hình, ta thường thấy rất nhiều phi tần sau khi chết sẽ được an táng cùng quân vương. Điều này khiến người ta nhớ đến 1 câu: “Sống chung chăn, chết chung huyệt”. Đã bên nhau khi còn sống thì đến lúc chết vẫn phải ở cạnh nhau.
Không chỉ trong phim ảnh mà thực tế lịch sử đã tồn tại rất nhiều ngôi mộ hợp táng. Ví dụ như Đường Thái Tông và Văn Đức hoàng hậu đã được hợp táng tại Chiêu Lăng - “Lăng mộ nổi tiếng thiên hạ”. Đối với các chuyên gia, Chiêu Lăng có giá trị văn hóa và ý nghĩa lớn trong công tác nghiên cứu.
Tuy nhiên, một lăng mộ hợp táng khác cũng không kém phần uy nghi. Năm 2009 đã khai quật được tại Giang Tô, Nam Kinh ngôi mộ Đại Vân Sơn Hán. Diện tích ngôi mộ lên tới 250.000 mét vuông. Chủ nhân của ngôi mộ là Lưu Phi.
Lưu Phi
Lưu Phi là anh em cùng cha khác mẹ với Hán Vũ Đế Lưu Triệt, là con của Hán Cảnh Đế Lưu Khải và Trình Cơ Sở, lớn hơn Lưu Triệt khoảng 12 tuổi. Lưu Phi từng có công lớn trong thời loạn “Thất quốc” nên được vua cha đặc biệt xem trọng, phong ông làm “Giang Đô vương”. Trong số những hoàng tử nhà Tây Hán, Lưu Phi là một trong số rất ít người có thể an yên đến khi tạ thế.
Sinh ra mang dòng dõi hoàng tộc, thân phận không bình thường. Số thê thiếp trong phủ cũng không hề ít, và 34 người phụ nữ hợp táng cũng chính là thê thiếp của ông. Các chuyên gia đã tìm thấy không ít nhạc cụ, vũ khí, vật dụng bằng đồng trong lăng mộ. Theo thống kê, tổng số hiện vật lên tới hàng vạn. Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến bộ trang phục bằng ngọc, đây là hình thức khâm niệm cao quý nhất trong thời Hán, thể hiện rõ ràng địa vị của người mặc. Bộ trang phục được làm bằng những miếng ngọc hình vuông, gắn lại với nhau bằng vàng, tạo thành một khối thống nhất.
Bộ đồ tùy táng làm bằng ngọc thạch và vàng
Chỉ một bộ đồ thôi đã mất tới 2000 viên ngọc bích và rất nhiều vàng, điều này khẳng định những di vật văn hóa trong lăng mộ đều là vô giá. Chính lúc này, một đồ vật khác cũng đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, thậm chí khiến họ cay khóe mắt vì cảm động.
Con dấu bạc được các nhà khảo cổ phát hiện
Thì ra, bên cạnh một thi thể nữ có một con dấu bạc, có thể chia hai nửa âm dương. Tách hai nửa âm dương sẽ hiện lên 4 chữ “Trường vô tương vong” mang ý nghĩa phải mãi nhớ lấy hình bóng đối phương, vĩnh viễn đừng quên nhau. Các chuyên gia cho rằng đây là tín vật định tình của nam nữ, ngoài ra, bên trên còn khắc tước vị của Lưu Phi cùng một cái tên khác là Thuần Vu Anh Nhi - có lẽ chính là thi thể người phụ nữ này.
Hai mảnh âm dương trong con dấu có khắc chữ
Từ bảo vật này có thể thấy rõ mối quan hệ mặn nồng giữa Lưu Phi và Thuần Vu. Tuy rằng người này không có địa vị cao nhưng chắc chắn đã được Lưu Phi hết mực yêu thương khi tại thế.
Theo: Sohu