Năm Covid thứ 3 sẽ ra sao? Chẳng có dịch bệnh nào là mãi mãi, kể cả với biến thể siêu lây nhiễm như Omicron

J.D |

Sẽ không có dịch bệnh nào là mãi mãi cả. Covid-19 sẽ dần trở thành một bệnh đặc hữu, giống như cúm mùa.

Ngay cả khi số ca nhiễm giảm xuống sau một thời kỳ tăng kỷ lục, sẽ rất khó để thế giới hoàn toàn loại bỏ được virus corona. Nhưng sẽ đến một ngày, nó chẳng còn là một dịch bệnh nữa. Sẽ đến một ngày, nó không còn trở nên mất kiểm soát, và các bệnh viện cũng không rơi vào cảnh quá tải bệnh nhân.

Đó là những gì các chuyên gia dự báo về tương lai của Covid-19. Dần dần, sẽ đến lúc nó chẳng khác gì một dịch bệnh theo mùa, giống như cúm. Theo Tiến sĩ Ofer Levy, giám đốc chương trình vaccine của Bệnh viện nhi Boston thì nước Mỹ - nơi Omicron đã trở thành một biến thể chiếm ưu thế sẽ sớm đạt đỉnh dịch vào cuối tháng 1. Nhưng rồi, nó sẽ trở thành một phần của cuộc sống, đến rồi đi mà thôi.

"Có lẽ trong mùa xuân và hạ tình hình sẽ sáng sủa hơn, rồi đến mùa thu và đông lại có ca nhiễm tăng cao. Mọi thứ sẽ giống như một chu kỳ tuần hoàn."

"Sẽ là một mùa đông tốt đẹp hơn năm cũ, giống như năm vừa qua tươi sáng hơn năm trước đó vậy."

Nín thở chờ đợi

Tiến sĩ Arnold Monto, giáo sư dịch tễ học từ ĐH Michigan cùng nhiều lãnh đạo y tế dự báo rằng vào năm Covid thứ 3, thế giới sẽ theo dõi dịch bệnh giống như cái cách chúng ta kiểm soát cúm mùa.

"Thực sự không thể rõ liệu chúng ta có thấy kiểu dịch bệnh theo mùa với Covid-19 hay không, nhưng đa số các virus hô hấp trước kia đều tương tự như vậy."

"Từng có tiền lệ về một số virus corona lây nhiễm sang người trước kia đã hoạt động theo mùa. Liệu SARS-CoV-2 có hoạt động như vậy hay không thì chưa biết, nhưng ít nhất nó cho chúng ta một viễn cảnh khả quan."

Do đó, Monto cho rằng chúng ta "cần nín thở chờ đợi" để biết được giai đoạn tiếp theo của đại dịch - trở thành bệnh đặc hữu - sẽ diễn ra như thế nào.

Bệnh đặc hữu nghĩa là khi một căn bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng nhưng không gây ảnh hưởng đáng báo động như đại dịch. Trên thực tế thì ngay từ đầu năm 2020 - thời điểm Covid-19 trở thành một đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã dự báo nó sẽ trở thành bệnh đặc hữu và không bao giờ biến mất.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết kể cả khi số ca nhiễm tăng cao, các chuyên gia y tế của Mỹ vẫn đang hướng đến viễn cảnh sẽ theo dõi Covid-19 như thế nào khi nó trở thành một bệnh đặc hữu.

Có quá nhiều việc phải làm

Để chuyển từ đại dịch thành bệnh đặc hữu, các quốc gia buộc phải xây dựng miễn dịch cho cộng đồng - nghĩa là cần nhiều người tiêm vaccine, theo lời Tiến sĩ Philip Landrigan từ ĐH Boston.

Việc một số người vẫn trì hoãn, thậm chí bài trừ vaccine, cộng thêm việc không chịu đeo khẩu trang sẽ khiến quá trình này mất nhiều thời gian hơn.

Hiện tại ở Mỹ, có 62% dân số đã tiêm chủng đầy đủ. Một số đã tiêm mũi 3.

Năm Covid thứ 3 sẽ ra sao? Chẳng có dịch bệnh nào là mãi mãi, kể cả với biến thể siêu lây nhiễm như Omicron - Ảnh 2.

"Chúng ta cần một số nơi đạt tỉ lệ trên 80%, thậm chí là 90%, dù là qua miễn dịch tự nhiên hay từ vaccine" - Landrigan chia sẻ.

Trước kia để giải quyết bệnh sởi, người Mỹ đã phải đạt tỉ lệ miễn dịch tới 95% mà vẫn có những ổ dịch nhỏ lẻ, xảy ra ở những cộng đồng chưa tiêm chủng. "Nhưng đó còn không phải bệnh đặc hữu. Nó chỉ là các ổ dịch nhỏ lẻ, diễn ra trong dân số gần như không có ca nhiễm nào".

Trên thực tế, cơ quan y tế đã rất quen với những công việc cần có để cải thiện tỉ lệ tiêm chủng. Như dịch cúm, CDC khuyên rằng cần phải tiêm chủng cách 6 tháng. Nhưng trong mùa cúm 2019 - 2020, chỉ hơn 1/2 dân số thực hiện điều đó, trong khi cúm mùa gây ra 12.000 - 52.000 cái chết mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2020.

Tại Mỹ, hơn 800.000 người đã ngã xuống vì Covid-19. Trong tương lai, cuộc chiến chống virus sẽ trở nên dài kỳ hơn, và diễn ra thường niên giống như cúm.

Nguồn: CNN


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại