Năm nhuận là gì?
Trong Dương lịch, năm nhuận xuất xảy ra để điều chỉnh sự chênh lệch giữa Dương lịch và quỹ đạo chuyển động của Trái Đất. Và cứ sau 4 năm, chúng ta có thêm một ngày nhuận vào lịch để bù cho khoảng thời gian mà quỹ đạo Trái Đất quay bị lệch tương đối với chu kỳ 365 ngày.
Trong năm nhuận Dương, sẽ có thêm 1 ngày vào tháng Hai, thay vì 28 ngày như bình thường, tháng Hai sẽ có 29 ngày. Nhờ có sự điều chỉnh này chúng ta có thể duy trì hệ thống lịch chuẩn và tiện lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Thêm vào đó, lịch Âm cũng có sự điều chỉnh tương tự, chủ yếu được sử dụng ở các nước châu Á - nơi có nhiều các lễ hội truyền thống theo Âm lịch. Để đảm bảo năm Âm lịch tròn một chu kỳ Mặt Trăng và không lệch với sự phân chia thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm Âm lịch chúng ta có thêm 1 tháng nhuận.
Như vậy, một năm nhuận là năm có thêm một ngày so với các năm thông thường. Đối với lịch Gregory, năm nhuận là năm có 366 ngày thay vì 365 ngày. Cách nhận biết một năm nhuận đó là nó chia hết cho 4.
Cách tính năm nhuận như thế nào?
Đối với cách tính năm nhuận Dương lịch, lấy số năm đó chia cho 4. Nếu kết quả chia hết cho 4, không dư thì năm đó là năm nhuận Dương lịch. Còn nếu kết quả ra số thập phân, tức là không chia hết cho 4 thì năm đó không phải năm nhuận Dương lịch. Với năm có 2 số 0 ở cuối, muốn kiểm tra thì lấy năm đó chia cho 400, nếu chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận Dương lịch.
Ví dụ, năm nay là năm 2024. Lấy 2024 chia 4 được 506. Như vậy, năm 2024 là năm nhuận Dương lịch.
2024 : 4 = 506
Như vậy, năm 2024 là năm nhuận Dương lịch.
Đối với cách tính năm nhuận Âm lịch, có chút phức tạp hơn. Lấy năm đó chia cho 19. Nếu kết quả dư 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận Âm lịch.
Ví dụ, năm nay là năm 2024. Lấy 2024 chia 19 được 106 dư 10. Vậy năm 2024 không phải năm nhuận Âm lịch và sẽ không có tháng nhuận.
Tại sao 4 năm mới có một ngày 29/2?
Như thông tin phân tích ở trên, ngày 29/2 chỉ xuất hiện trong năm nhuận. Và năm nhuận xảy ra 4 năm một lần để điều chỉnh lịch theo chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Một năm chuẩn của lịch Gregory dài 365 ngày. Nhưng thực tế để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời lại mất khoảng 365,2425 ngày. Do đó, việc thêm một ngày vào cuối tháng Hai mỗi bốn năm giúp chúng ta giữ cho lịch Dương được chính xác và ổn định theo thời gian.